FTC đưa NVIDIA ra tòa để chặn thương vụ 40 tỷ USD mua lại ARM

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Thương vụ mua lại ARM với giá 40 tỉ USD của NVIDIA vừa vấp phải 1 rào cản lớn khác. Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vừa xác nhận rằng họ sẽ khởi kiện nhằm ngăn chặn việc sáp nhập này diễn ra do lo ngại rằng sự kết hợp đó sẽ “kìm hạm sự cạnh tranh của những công nghệ thế hệ tiếp theo”. Vụ kiện này diễn ra sau khi FTC thực hiện cuộc điều tra liên quan đến thương vụ này. Cả Google, Microsoft và Qualcomm đều bày tỏ quan ngại sau khi NVIDIA thông báo sáp nhập.
FTC đưa NVIDIA ra tòa để chặn thương vụ 40 tỷ USD mua lại ARM
Holly Vedova, Giám đốc Cục Cạnh tranh tại FTC, cho biết: “FTC đang khởi kiện nhằm ngăn chặn thương vụ sáp nhập chip bán dẫn lớn nhất trong lịch sự, tránh một tập đoàn chip cản trở quá trình đổi mới cho các công nghệ thế hệ tiếp theo. Các công nghệ tương lại phụ thuộc vào việc duy trì những thị trường chip tiên tiến, cạnh tranh như ngày nay. Thỏa thuận đề xuất này sẽ làm lệch lạc các ưu đãi của ARM trong thị trường chip và cho phép NVIDIA làm suy yếu những đối thủ của mình một cách không công bằng. Vụ kiện của FTC sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ rằng chúng tôi sẽ hành động tích cực nhằm bảo vệ các thị trường cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi những vụ sáp nhập theo chiều dọc bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng sâu rộng và gây tổn hại đến những đổi mới trong tương lai.”
Đơn kiện của FTC có viết, NVIDIA đã sử dụng các sản phẩm dựa trên ARM cho một số lĩnh vực, bao gồm những hệ thống trình diều khiển tiên tiến cấp độ cao cho xe cộ, các CPU ARM cho điện toán đám mây cùng DPU SmartNIC (sản phẩm mạng được sử dụng trong nhiều trung tâm dữ liệu). Nhiều người lo ngại, khi mua lại ARM, NVIDIA sẽ có được lợi thế không công bằng trong các thị trường đó.
Ngoài ra, FTC còn lo ngại rằng NVIDIA sẽ có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm của những công ty ARM cấp phép, vốn cạnh tranh với NVIDIA. Tất nhiên, họ cũng nghi ngờ về việc NVIDIA kìm hãm ARM phát triển các sản phẩm và thiết kế mới, mang đến lợi ích cho những đối thủ cạnh tranh và mâu thuẫn với lợi ích của chính NVIDIA.
Về phần mình, NVIDIA cũng hứa hẹn rằng họ sẽ giữ nguyên mô hình cấp phép mở hiện tại của ARM, vốn cung cấp các thiết kế bán dẫn cho vô số công ty, bao gồm Apple, Qualcomm, Samsung, Amazon,... Thời điểm đó, CEO NVIDIA, Jensen Huang, đã xác nhận, ông có thể “tuyên bố chắc chắn rằng NVIDIA sẽ duy trì mô hình cấp phép mở của ARM. Chúng tôi không có ý định ‘tiết chế’ hoặc ‘từ chối’ việc cung cấp của ARM cho bất kỳ khách hàng nào.”
FTC đưa NVIDIA ra tòa để chặn thương vụ 40 tỷ USD mua lại ARM
Trao đổi với The Verge, đại diện của NVIDIA tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để chứng minh rằng giao dịch này sẽ mang lại lợi ích cho ngành và thúc đẩy sự cạnh tranh.” Công ty cũng tái xác nhận cam kết của mình trong việc “duy trì mô hình cấp phép mở của ARM và đảm bảo rằng sở hữu trí tuệ của họ có sẵn cho những công ty quan tâm đến việc cấp phép, hiện tại và tương lai”. Công ty lập luận rằng việc sáp nhập sẽ “thúc đẩy cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả những công ty được ARM cấp phép và mở rộng hệ sinh thái ARM” nhờ các nguồn lực bổ sung từ NVIDIA.
FTC không phải là cơ quan quản lý duy nhất lo ngại về thương vụ trị giá 40 tỉ USD này. Liên minh Châu Âu (EU) đã mở 1 cuộc điều tra chính thức đối với thỏa thuận này vào hồi tháng 10, trong khi Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Anh đã bắt đầu điều tra sâu hơn về các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn cũng như những lo ngại về cạnh tranh vào hồi tháng trước.
Hồi tháng 8, Huang thừa nhận rằng việc đánh giá quy định có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khung thời gian ước tính 18 tháng ban đầu của công ty. Tuy vậy, NVIDIA cho biết rằng: “Chúng tôi tin tưởng vào thỏa thuận, chúng tôi tin rằng các cơ quan quản lý sẽ nhận ra những ích lợi từ việc mua lại này.” Theo kế hoạch ban đầu, quy trình sáp nhập sẽ được hoàn thành vào tháng 3/2022, nhưng với việc FTC hiện đnag thực hiện khởi kiện hòng ngăn chặn thỏa thuận, có vẻ như danh sách các rào cản đối với thương vụ NVIDIA và ARM sẽ kéo dài ra hơn.
Nguồn: The Verge
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top