VNR Content
Pearl
Game online, một hình thức giải trí rất được ưa chuộng hiện nay đang bị kẻ gian lợi dụng nhằm truyền bá các tư tưởng cực đoan.
Trại tập trung của Đức Quốc xã do người dùng xây dựng trong Minecraft Theo BBC, chỉ trong hơn ba tháng, các nhà nghiên cứu tại Anh đã phát hiện chủ nghĩa bài Do Thái, phân biệt chủng tộc và kỳ thị LGBT trên các nền tảng , bao gồm DLive và Odysee, nơi người dùng phát trực tiếp và trò chuyện về các trò chơi như Call of Duty và Minecraft. Theo các chuyên gia, tham gia vào các cuộc trò chuyện như vậy mỗi ngày có thể khiến một người bị cực đoan hóa. Khi đã xác định được mục tiêu, những kẻ cực đoan sẽ dẫn dụ người chơi chuyển sang trò chuyện trong các nền tảng riêng tư hơn, chẳng hạn như các kênh Telegram.
Qua các cuộc trò chuyện trong game, các đối tượng có thể lôi kéo người chơi vào những nhóm kín để truyền bá tư tưởng cực đoan Ông Joe Mulhall, thuộc tổ chức chống phát xít Hope Not Hate cho biết: “Người tham gia các trò chơi này sẽ rất dễ bị cực đoan hóa. Các cuộc trò chuyện như vậy sẽ khơi mào cho sự xuất hiện của các nhóm chat kín, nơi tập trung những người có tư tưởng cực đoan, bạo động." Các phóng viên của BBC News đã đặt câu hỏi cho hàng loạt các nền tảng trò chuyện cũng như các nhà sáng lập game để biết thêm thông tin chi tiết. Nói về biện pháp phòng tránh tình trạng này, Telegram cho biết họ đã “kết hợp giữa giám sát chủ động không gian công cộng và báo cáo của người dùng" để xóa nội dung vi phạm điều khoản dịch vụ của mình. DLive và Odysee vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận của BBC News. Tuy nhiên, các chính sách của DLive và Odysee đều đề cập đến việc cương quyết chống lại chủ nghĩa thù địch và bạo lực cực đoan. Cả hai công ty cho biết họ luôn chủ động xóa bất kỳ nội dung nào vi phạm nguyên tắc.
Các từ ngữ mang ý nghĩa cực đoan được bôi đen trong các cuộc trò chuyện trên DLive và Odyssey Trả lời phỏng vấn của BBC, đại diện game Call of Duty cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đối phó với hành vi phân biệt chủng tộc như: cấm người chơi sử dụng nickname mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc và có khuynh hướng thù địch, triển khai công nghệ mới và giúp người chơi dễ dàng báo cáo hành vi xúc phạm trong khi chơi game." Đại diện game Roblox cho biết: "Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo nền tảng của mình là một không gian an toàn và lành mạnh. Với sự kết hợp của công nghệ và đội ngũ hơn 2.000 người kiểm duyệt, chúng tôi theo dõi an toàn 24/7 để phát hiện và nhanh chóng xử lý mọi nội dung không phù hợp". Trong khi đó, nhà sáng lập Minecraft tuyên bố: "Trong nền tảng của chúng tôi, mọi nội dung khủng bố hoặc bạo lực cực đoan đều bị nghiêm cấm. Những nội dung tương tự sẽ ngay lập tức bị xóa nếu nó xuất hiện trên hệ thống của Minecraft." Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số kịch bản "nhập vai" cực đoan trong các trò chơi trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây đều là các game cho phép người chơi tạo và chia sẻ custom map và environment cá nhân. Thậm chí, trong một số trò chơi như Roblox và Minecraft còn xuất hiện các trại tập trung của Đức Quốc xã và trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. Ví dụ, một trò chơi lái xe do người dùng tạo ra trong Roblox cho phép người chơi "hóa thân thành một kẻ phân biệt chủng tộc". Người chơi sẽ điều khiển ô tô và được phép tông vào những người dân tộc thiểu số và người da đen.
Trò chơi lái xe trong Roblox cho phép người chơi tông vào các nhân vật là người da đen và người dân tộc thiểu số Ông Jacob Davey từ Viện Đối thoại Chiến lược Anh, cho biết: “Tuy những game này không được quá nhiều người chơi nhưng chúng cho phép những kẻ cực đoan tạo ra trải nghiệm nhập vai để sống với những tư tưởng cực đoan trên mạng,” Theo các chuyên gia, việc những gã khổng lồ truyền thông xã hội tăng cường thực thi các chính sách chống cực đoan đã buộc những kẻ ủng hộ phải tìm tới những nền tảng khác để tương tác. Không khó hiểu khi chúng nhắm đến các nền tảng game online đang rất được ưa chuộng hiện nay. Ông Davey giải thích: “Thay vì sử dụng Facebook, YouTube và Twitter, những kẻ cực đoan chọn những không gian an toàn hơn hoặc tham gia vào các hoạt động tuyên truyền truyền thống để tiếp tục truyền bá tư tưởng của mình". Game online thực chất là một phương tiện để những người có chung sở thích giao lưu và chia sẻ. Những kẻ cực đoan đã lợi dụng điều này để kết nối với nhau, truyền bá những tư tưởng độc hại tới nhiều người, từ đó thúc đẩy các phong trào cực đoan trên toàn cầu. Ông Mulhall chia sẻ: "Mọi người thường coi việc chơi game là một hình thức để giải tỏa căng thẳng, vì vậy khi những tư tưởng cực đoan được truyền bá qua game, chúng ta thường có xu hướng coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của chúng, cho rằng đó là điều bình thường, không quá khích, không nguy hiểm. Thực chất là bạn đang bị cực đoan hóa từ lúc nào không hay." Tổ chức chống chủ nghĩa cực đoan tại Royal United Services Institute đang mở một cuộc điều tra quy mô lớn về trò chơi trực tuyến. Tiến sĩ Jessica White của tổ chức tư vấn bảo vệ cho biết: "Các nền tảng trò chuyện trực tuyến nơi thiếu sự giám sát chặt chẽ đang bị những kẻ cực đoan xâm nhập ngày càng nhiều. Chúng tôi cần có nhiều dữ liệu hơn về mức độ phổ biến của vấn nạn này ."