Game Trung Quốc vươn tầm thế giới: ra biển lớn hoặc game over

Thời gian gần đây, các nhà phát triển game Trung Quốc thường rỉ tai nhau 1 thông điệp: “tiến ra toàn cầu hoặc dừng cuộc chơi tại đây” (nguyên văn: Go global or it’s game over). Đây dường như sẽ là hướng đi chung của tất cả hãng game ở quốc gia tỷ dân. Một nhà quan sát nhận xét: “Bây giờ, nhu cầu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ai cũng muốn chinh phục đấu trường thế giới.”
Nếu không mở rộng ra thị trường toàn cầu, nhiều studio có thể chỉ còn chờ ngày đóng cửa. Đó là cơ hội duy nhất để tồn tại. Một trong những lí do quan trọng là môi trường khó khăn ở quê nhà.

Khó khăn bủa vây

Chính phủ Trung Quốc luôn xem trò chơi điện tử là 1 thứ cần phải kiểm soát. Họ muốn tránh tầng lớp thanh thiếu niên tiêu tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc vào những thế giới ảo. Một trong những hạn chế được áp dụng nhiều nhất là dừng cấp phép phát hành game, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các nhà phát triển. Ngoài ra, truyền thông báo chí cũng thường xuyên đăng tải thông tin tiêu cực, ném những cái nhìn khắt khe vào ngành công nghiệp game.
Bên cạnh đó, thị trường trò chơi điện tử ở Trung Quốc đã trở nên bão hòa, bất chấp trên thế giới vẫn đang tăng trưởng. Theo 1 báo cáo, nửa đầu năm 2022 Trung Quốc giảm nhẹ số game thủ xuống còn 670 triệu người, tổng doanh thu cũng giảm xuống còn 21,9 tỷ USD. Điều này thúc giục các công ty tìm cách khai thác thị trường quốc tế thay vì bon chen ở nội địa.

Game Trung Quốc vươn tầm thế giới: ra biển lớn hoặc game over
Một triển lãm trò chơi ở Trung Quốc
Một thuận lợi cổ vũ cho xu hướng tiến ra toàn cầu là thị hiếu. Trong khi các hãng game nước ngoài đa phần tập trung vào PC và console, Trung Quốc lại mạnh về game di động. Thống kê từ AppMagic cho biết, trong 30 nhà phát triển game di động doanh thu cao nhất 2022, có tới 7 hãng là Trung Quốc. Ba công ty game lớn Tencent, NetEase và miHoYo đứng ở 3 vị trí đầu tiên, doanh thu gộp của nhóm này là 10,35 tỷ USD.
Như vậy, Trung Quốc đang đi trước các đối thủ phương Tây và Nhật Bản, Hàn Quốc ở thị trường game di động.

Tăng tốc ở nước ngoài

Tencent là 1 trong ông lớn tích cực nhất. Trong số 12 khoản đầu tư và thâu tóm mà Tencent thực hiện năm ngoái, có 10 dự án nằm ở nước ngoài. Công ty tích cực thu mua cổ phần thiểu số hoặc tiến tới thâu tóm studio game bên ngoài Trung Quốc, đến nay đã tạo ra danh mục hàng trăm công ty lớn nhỏ theo cách như vậy.
Bên cạnh đó, họ còn chi tiền phát triển studio ở nước ngoài. Như LightSpeed đã thành lập 1 studio ở California để phát triển game AAA. Uncapped Games thì chuyên thể loại game chiến thuật thời gian thực (RTS) trên PC. Trong khi đó, những studio nội địa như TiMi và LightSpeed cũng sẵn sàng chuyển trụ sở hoạt động ra nước ngoài, cụ thể là Singapore.

Game Trung Quốc vươn tầm thế giới: ra biển lớn hoặc game over
Tencent là 1 trong 4 công ty lớn nhất ngành game
Là 1 tay chơi lắm tiền nhiều của, Tencent cũng tìm cách nâng cao vị thế trên đấu trường quốc tế bằng cách đốt tiền. Họ chi tới 200 triệu Nhân dân tệ để mua quyền phát hành Tower of Fantasy do Perfect World phát triển ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Theo Feng Qiang, đằng sau mỗi thỏa thuận như vậy là cả 1 kế hoạch marketing dài hơi.
“Sự cạnh tranh rất khốc liệt. Một khi họ đã mua quyền phát hành thành công, Tencent sẽ không tiếc tiền để chạy những chiến dịch quảng cáo hoành tráng. Một số dự án có thể bị lỗ, song công ty chấp nhận. Họ chỉ cần được biết đến rộng rãi hơn ở nước ngoài mà thôi”.
Không kém phần long trọng là công ty game lớn thứ 2 Trng Quốc. NetEase đã thực hiện đầu tư vào 10 công ty game nước ngoài trong năm ngoái, chủ yếu hoạt động ở phân khúc game AAA vốn khốc liệt nhất. Đồng thời, mở thêm 4 studio mới, 3 ở Nhật, 2 ở Mỹ và 1 ở Canada.
Khác với Tencent, NetEase nhắm tới những IP đã nổi tiếng toàn cầu. Hãng game Trung Quốc tìm kiếm thỏa thuận chuyển thể game dựa trên Harry Potter hay The Lord of the Rings, bên cạnh việc hợp tác với Marvel, WarnerBros. Interactive Entertainment.

Game Trung Quốc vươn tầm thế giới: ra biển lớn hoặc game over
Kết quả không thực sự được như kì vọng. Game Diablo Immortal đạt thành công vang dội, nhưng The Lord of the Rings: Rise to War EVE online thì không. Điều này phản ánh thách thức của các hãng game Trung Quốc trong việc nắm bắt thị hiếu khán giả nước ngoài và vươn tới đẳng cấp thế giới. Game AAA chưa bao giờ “dễ xơi,” cả với những công ty lâu năm trong ngành.

Những cú hit bất ngờ

Một trong những động lực khác khiến các công ty Trung Quốc tin rằng mình sẽ thành công là yếu tố bất ngờ. Ngành công nghiệp trò chơi điện tử có 1 yếu tố không thể đoán trước mà công ty nào cũng phải đối mặt. Điển hình là thành công toàn cầu của Genshin Impact do miHoYo phát triển. Bên cạnh chất lượng được đánh giá cao, game cũng kế hoạch phát hành và quảng bá bài bản. Hay Puzzle & Survival của 37Games cũng đạt thành công lớn.
Song, bên cạnh những trường hợp thành công truyền cảm hứng cho cả ngành, cũng có không ít công ty khác gặp vấn đề và được xem là bài học. Lilith là 1 công ty game thành công từ sớm trước cả miHoYo, với những sản phẩm nổi tiếng mà bạn có thể đã nghe qua - Rise of Kingdoms, AFK Arena. Đến nay, lượt tải của hãng đang bị giảm sút, ít có game mới thành công và phải phụ thuộc vào nguồn thu từ 2 trò chơi trên, vốn đã lâu đời và có thể bị thị trường đào thải trong nay mai.

Game Trung Quốc vươn tầm thế giới: ra biển lớn hoặc game over
"Genshin Impact" của miHoYo
Hiếm có trò chơi điện tử nào có thể giữ nguyên sức hút mãi mãi. Chỉ 5 năm đã là 1 thách thức mà rất nhiều game không vượt qua được, 10 năm hoặc lâu hơn là điều phi thường. Duy trì cộng đồng người chơi lâu dài bằng cập nhật content mới như nhân vật mới, lối chơi mới,... đôi khi vẫn chưa đủ, nếu như các đối thủ xuất hiện liên tục và ngày càng xuất sắc hơn.
FunPlus là hãng đứng sau King of Avalon, game di động Trung Quốc đầu tiên đứng số 1 App Store. Trong những năm gần đây, trò chơi dần tụt lại, chứng kiến lượng người chơi giảm sút và dần biến mất khỏi thị trường. Nếu không kịp ra mắt sản phẩm mới thành công, FunPlus sẽ gặp rắc rối vì không thể ỷ lại vào King of Avalon mãi mãi.
Đây là khác biệt lớn với game AAA. Những dự án AAA nếu đạt thành công có thể tồn tại lâu hơn game di động rất nhiều. Khi đã có cộng đồng trung thành, bạn có thể tung ra hậu bản mới sau mỗi vài năm. Nhưng tuổi thọ của game di động thì không được như vậy. Nếu nhà phát triển chỉ hài lòng với việc cập nhật đều đặn mà không có thay đổi lớn, sản phẩm dần trở nên lạc hậu và hậu quả là bị mất người chơi vào các game ra sau.

Game Trung Quốc vươn tầm thế giới: ra biển lớn hoặc game over

Rào cản chi phí

Trong khi những công ty lớn như Tencent, NetEase có thể chi nhiều tiền cho các dự án game, nhiều công ty nhỏ hơn khác thì không có ngân sách dồi dào như vậy. Theo 1 chuyên gia nhận định, thị trường Đông Nam Á cần tới hàng triệu nhân dân tệ để có 1 chỗ đứng, trong khi Bắc Mỹ cũng cần 1 ngân sách ít nhất vài chục triệu tệ. Điều này vượt quá khả năng của nhiều công ty.
Có không ít những trường hợp vì chỉ có thể chi tới vài trăm ngàn tệ cho 1 chiến dịch quảng bá, game không thu hút được người chơi và đẩy công ty lâm vào cảnh phá sản.
Ngoài ra, họ còn đối mặt với bài toán bản địa hóa. Khi 1 game ra mắt ở thị trường mới, nó cần phải được chuyển ngữ, thiết kế lại 1 số thành phần giao diện, tiến hành các chiến dịch quảng bá phù hợp với văn hóa địa phương,... không phải ai cũng có đủ nguồn lực cho những công việc này. Ngay cả thu thập và mua dữ liệu để làm cơ sở tìm hiểu thị hiếu người chơi cũng là 1 bài toán nan giải, trước khi chính thức phát hành game.
Đôi khi, chỉ việc tổ chức 1 sự kiện trong game cũng đủ làm nhà phát hành đau đầu. Do vậy, đa phần ngành game sẽ chọn cách tìm 1 đơn vị phát hành trong nước để làm trung gian, hòng tiếp cận 1 thị trường mới. Việc tiến ra quốc tế không đơn giản là thay đổi vị trí địa lý, nó là cả 1 kế hoạch dài lâu để biến trò chơi của bạn trở nên đại chúng hơn, mang tính toàn cầu hóa ai cũng có thể chơi được, bất chấp rào cản văn hóa và ngôn ngữ.


>>> PS5 bán chạy chưa từng có tại các nước phương Tây.

Nguồn: SixthTone.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top