ngocmai25tran
Pearl
Giá Bitcoin biến động mạnh trong vòng 24 giờ qua. Giới đầu tư muốn chờ xem ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hành động thế nào để giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao.
Theo dữ liệu của CoinMarketCap hôm 2/12 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin có thời điểm xuyên thủng ngưỡng 59.000 USD/đồng sau đó nhanh chóng sụt giảm xuống mức 55.895 USD/đồng.
Tính đến 22h, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới được giao dịch ở mức 57.000 USD/đồng, giảm 2,36% so với 24 giờ trước đó.
Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin bị thu hẹp còn 1.074 tỷ USD. So với mức đỉnh 68.789 USD/đồng thiết lập hôm 10/11, giá Bitcoin đã sụt giảm 17,29%.
Trong khi đó, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền thuật toán sụt giảm 2,74% xuống 2.610 tỷ USD. Nhóm 5 đồng tiền có vốn hóa lớn nhất cũng đồng loạt giảm giá.
Trong vòng 24 giờ qua, giá Bitcoin có thời điểm xuyên thủng ngưỡng 59.000 USD/đồng sau đó nhanh chóng sụt giảm xuống mức 55.895 USD/đồng. Ảnh: CoinMarketCap.
"Các nhà quản lý sẽ sớm đưa ra những hướng dẫn về ngân hàng tiền mã hóa. Điều đó có thể kích hoạt làn sóng đầu tư tiếp theo", chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) bình luận với Zing.
Tuyên bố chung của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) và Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ (OCC) đã vạch ra "chính sách nước rút" để phát triển hệ thống quy tắc cho các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa.
"Các quy định sẽ giúp thúc đẩy việc áp dụng tiền mã hóa và những dịch vụ liên quan. Đó là tin tốt đối với các ngân hàng tiền mã hóa như Silvergate và Signature", đội ngũ phân tích của Morgan Stanley nhận định.
Tại hội nghị hôm 1/12, ông Gary Gensler - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) - nhận định "các nền tảng, dù là nền tảng cho vay hay giao dịch, tập trung hoặc phi tập trung, đều cần đến những chính sách công và sự bảo vệ đối với nhà đầu tư".
"Giá của Bitcoin đã tăng sau khi SEC nhắc lại lời kêu gọi các sàn giao dịch tiền mã hóa đăng ký với cơ quan này", ông Moya giải thích.
"Nhưng thế giới tiền mã hóa vẫn bị mắc kẹt trong trạng thái 'quan sát và chờ đợi' của nhà đầu tư. Giới đầu tư muốn chờ xem Fed sẽ hành động thế nào để giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao, cũng như những thay đổi trong môi trường pháp lý", ông nói thêm.
"Nếu Fed đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất của mình, Bitcoin và Ether sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực", ông cảnh báo.
Theo người đứng đầu Fed, quá trình giảm mua trái phiếu hàng tháng có thể diễn ra nhanh hơn so với lịch trình được công bố hồi đầu tháng 11. Ông Powell tiết lộ vấn đề có khả năng được thảo luận tại cuộc họp vào tháng 12.
"Tại thời điểm này, nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ và áp lực lạm phát tăng cao. Do đó, theo quan điểm của tôi, việc cân nhắc cắt giảm quy mô chương trình mua trái phiếu có lẽ sẽ sớm hơn một vài tháng", ông nhận định.
Ông Powell nhận định hoạt động mua trái phiếu đã giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế. "Nhưng sự cần thiết của chúng giảm đi khi nền kinh tế tiếp tục đi lên. Chúng ta đang chứng kiến áp lực lạm phát gia tăng đáng kể", người đứng đầu Fed nhận định.
Giới đầu tư muốn chờ xem ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hành động thế nào để giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao. Ảnh: Reuters.
Nhưng giới quan sát cho rằng biến thể virus mới sẽ làm chệch hướng kế hoạch tăng tốc cắt giảm các biện pháp kích thích nền kinh tế của Fed, đồng thời gây áp lực hơn nữa đối với tình trạng lạm phát của Mỹ.
Với sự xuất hiện của Omicron, người tiêu dùng có thể ngần ngại ghé các cửa hàng bách hóa, thăm gia đình và bạn bè trong kỳ nghỉ cuối năm.
Về phía nguồn cung, biến thể virus mới có thể thúc đẩy người lao động làm việc tại nhà, cản trở hoạt động sản xuất ở các nhà máy. Điều đó sẽ làm trầm trọng hơn nữa tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, từ đó đẩy giá tăng cao.
"Giá Bitcoin vẫn biến động mạnh khi tâm lý của nhà đầu tư thay đổi liên tục bởi những thông tin xuất hiện mỗi ngày. Các thông tin có thể chuyển từ tiêu cực sang có lợi đối với Bitcoin", chuyên gia tài chính Craig Erlam nhận xét với Zing.
Nguồn: Zingnews
Theo dữ liệu của CoinMarketCap hôm 2/12 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin có thời điểm xuyên thủng ngưỡng 59.000 USD/đồng sau đó nhanh chóng sụt giảm xuống mức 55.895 USD/đồng.
Tính đến 22h, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới được giao dịch ở mức 57.000 USD/đồng, giảm 2,36% so với 24 giờ trước đó.
Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin bị thu hẹp còn 1.074 tỷ USD. So với mức đỉnh 68.789 USD/đồng thiết lập hôm 10/11, giá Bitcoin đã sụt giảm 17,29%.
Trong khi đó, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền thuật toán sụt giảm 2,74% xuống 2.610 tỷ USD. Nhóm 5 đồng tiền có vốn hóa lớn nhất cũng đồng loạt giảm giá.
Các quy định mới
Giá Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 - giảm 3,21% so với 24 giờ trước đó xuống còn 4.586 USD/đồng. Trong vòng 24 giờ qua, giá có thời điểm chạm ngưỡng 4.761 USD/đồng, nhưng vẫn chưa thể xô đổ kỷ lục 4.859 USD/đồng thiết lập 22 ngày trước đó."Các nhà quản lý sẽ sớm đưa ra những hướng dẫn về ngân hàng tiền mã hóa. Điều đó có thể kích hoạt làn sóng đầu tư tiếp theo", chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) bình luận với Zing.
Tuyên bố chung của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) và Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ (OCC) đã vạch ra "chính sách nước rút" để phát triển hệ thống quy tắc cho các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa.
"Các quy định sẽ giúp thúc đẩy việc áp dụng tiền mã hóa và những dịch vụ liên quan. Đó là tin tốt đối với các ngân hàng tiền mã hóa như Silvergate và Signature", đội ngũ phân tích của Morgan Stanley nhận định.
Tại hội nghị hôm 1/12, ông Gary Gensler - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) - nhận định "các nền tảng, dù là nền tảng cho vay hay giao dịch, tập trung hoặc phi tập trung, đều cần đến những chính sách công và sự bảo vệ đối với nhà đầu tư".
"Giá của Bitcoin đã tăng sau khi SEC nhắc lại lời kêu gọi các sàn giao dịch tiền mã hóa đăng ký với cơ quan này", ông Moya giải thích.
"Nhưng thế giới tiền mã hóa vẫn bị mắc kẹt trong trạng thái 'quan sát và chờ đợi' của nhà đầu tư. Giới đầu tư muốn chờ xem Fed sẽ hành động thế nào để giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao, cũng như những thay đổi trong môi trường pháp lý", ông nói thêm.
"Nếu Fed đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất của mình, Bitcoin và Ether sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực", ông cảnh báo.
"Quan sát và chờ đợi"
Hôm 30/11, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương Mỹ có thể đẩy nhanh tốc độ cắt giảm các biện pháp kích thích nền kinh tế. Nguyên nhân là áp lực lạm phát đang gia tăng.Theo người đứng đầu Fed, quá trình giảm mua trái phiếu hàng tháng có thể diễn ra nhanh hơn so với lịch trình được công bố hồi đầu tháng 11. Ông Powell tiết lộ vấn đề có khả năng được thảo luận tại cuộc họp vào tháng 12.
"Tại thời điểm này, nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ và áp lực lạm phát tăng cao. Do đó, theo quan điểm của tôi, việc cân nhắc cắt giảm quy mô chương trình mua trái phiếu có lẽ sẽ sớm hơn một vài tháng", ông nhận định.
Ông Powell nhận định hoạt động mua trái phiếu đã giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế. "Nhưng sự cần thiết của chúng giảm đi khi nền kinh tế tiếp tục đi lên. Chúng ta đang chứng kiến áp lực lạm phát gia tăng đáng kể", người đứng đầu Fed nhận định.
Nhưng giới quan sát cho rằng biến thể virus mới sẽ làm chệch hướng kế hoạch tăng tốc cắt giảm các biện pháp kích thích nền kinh tế của Fed, đồng thời gây áp lực hơn nữa đối với tình trạng lạm phát của Mỹ.
Với sự xuất hiện của Omicron, người tiêu dùng có thể ngần ngại ghé các cửa hàng bách hóa, thăm gia đình và bạn bè trong kỳ nghỉ cuối năm.
Về phía nguồn cung, biến thể virus mới có thể thúc đẩy người lao động làm việc tại nhà, cản trở hoạt động sản xuất ở các nhà máy. Điều đó sẽ làm trầm trọng hơn nữa tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, từ đó đẩy giá tăng cao.
"Giá Bitcoin vẫn biến động mạnh khi tâm lý của nhà đầu tư thay đổi liên tục bởi những thông tin xuất hiện mỗi ngày. Các thông tin có thể chuyển từ tiêu cực sang có lợi đối với Bitcoin", chuyên gia tài chính Craig Erlam nhận xét với Zing.
Nguồn: Zingnews