Giá dầu liệu sẽ leo thang đến mức nào?

Nhu cầu tăng cao, kết hợp với nguồn cung hạn chế, đã khiến giá dầu thô tiến sát mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Giá dầu tiếp tục leo cao vào thứ hai vừa qua, với giá dầu Brent toàn cầu đạt mức gần 80 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung dẫn đến một cuộc chạy đua khốc liệt và nhu cầu tại một số khu vực trên thế giới bắt đầu hồi phục nhanh chóng vượt mọi dự báo của các nhà phân tích lạc quan nhất.
Dầu thô Brent đã tăng 1,73% lên 79,44 USD/thùng vào lúc 20h06 GMT, đánh dấu tuần thứ ba liên tục chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, dầu WTI tăng 2,04% lên 75,49 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 7 năm nay.
Cuộc chạy đua dầu thô hiện tại đã khiến các nhà phân tích của Goldman Sachs tăng chỉ số dự báo cuối năm của ngân hàng ngày đối với dầu Brent từ 80 USD lên 90 USD/thùng. Trong một bản tin gửi các nhà đầu tư hôm thứ hai, Goldman cho biết mức thâm hụt cung - cầu của dầu thô trên toàn cầu hiện đang lớn hơn mức dự đoán ban đầu của họ.
Tôi nghĩ tình hình chúng ta đang thấy hiện nay trên thị trường là kết quả của sự xung đột của ba yếu tố lớn” - theo Reed Blakemore, Phó giám đốc Trung tâm Năng lượng Toàn cầu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương.
Tác động của sự không chắc chắn về nhu cầu kéo dài do COVID-19 lên hoạt động quản lý nguồn cung trong suốt năm ngoái; những thay đổi về cấu trúc do chính sách trong quá trình tiến đến một thế giới không khí thải; và hiện thực là đầu tư và phát triển các nguồn cung dầu và khí gas vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của thị trường ngay cả giữa một giai đoạn chuyển đổi năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu” - ông nói.
Giá dầu từng giảm mạnh vào tháng 4/2020 khi đại dịch virus corona khiến hoạt động kinh tế thế giới bị chững lại, kéo theo đó là nhu cầu dầu thô tụt dốc không phanh. Nhưng khi các quốc gia dần gỡ bỏ những quy định hạn chế do đại dịch, các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại, và tỉ lệ người được tiêm vắc-xin tăng lên, thì nhu cầu dầu thô toàn cầu cũng có tín hiệu hồi phục.
Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế không phải là lý do duy nhất dẫn đến cuộc chạy đua dầu thô hiện nay.
Tháng trước, sự cố mất điện liên quan cơn bão Ida đã giáng một đòn nặng nề vào các nhà cung ứng dầu tại Mỹ, gây ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất mà các thành viên khối OPEC+ đã đồng ý tăng lên vào tháng 7 năm ngoái.
OPEC và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, đứng đầu là Nga và Ả-rập Saudi, đã thắt chặt nguồn cung khi đại dịch lần đầu tung hoành khiến giá cả lao dốc. Sau khi thành công trong việc nâng giá dầu, họ đồng ý từ từ nới lỏng nguồn cung và cho phép tăng dần số lượng dầu xuất ra thị trường toàn cầu. Khối này dự kiến sẽ tổ chức họp mặt vào ngày 4/10 tới đây, và OPEC cũng vừa công bố một bản đánh giá thị trường cùng loạt tài liệu World Oil Outlook (viễn cảnh thị trường dầu) do khối này biên soạn.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), toàn thế giới tiêu thụ 99,7 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu nhiên liệu sụt giảm mạnh. Khi kinh tế toàn cầu phục hồi, IEA dự báo rằng nhu cầu dầu thô sẽ quay lại mức trước đại dịch vào một thời điểm chưa rõ trong năm sau.
Chúng ta nhiều khả năng sẽ thấy giá cả tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung khí gas thiên nhiên đang suy giảm tại các thị trường châu Âu và hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ khôi phục với tốc độ chậm hơn dự kiến sau ảnh hưởng của bão Ida” - Blakemore nói.
Kể cả khi OPEC dự tính nới lỏng những giới hạn nguồn cung bằng cách tăng thêm 400.000 thùng dầu vào tuần tới, có khả năng chúng ta cũng mới chỉ thấy được sự khởi đầu của một cuộc đua giá dầu bắt đầu trong trong vài tuần/tháng tới, khi mà những quan ngại về bức tranh nguồn cung toàn cầu ngày càng rõ nét hơn” - ông nói. “Nếu chúng ta bước vào một mùa đông lạnh lẽo, mọi thứ chắc chắn còn tệ hơn nữa”.

Giá dầu liệu sẽ leo thang đến mức nào?
Bão Ida gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất dầu của Mỹ
Thị trường bò và gấu
Có thể trật bánh ở đâu” là câu hỏi mà các nhà phân tích ở Goldman Sachs đặt ra trong bản tin dành cho nhà đầu tư của họ. Họ không loại trừ khả năng một biến thể virus corona mới khiến vắc-xin mất hiệu quả và rồi sẽ khiến quá trình hồi phục kinh tế không diễn ra như mong đợi.
Nhưng mặc cho điều đó, Goldman nói rằng cuộc chạy đua của phe bò vốn xuất phát từ sự thâm hụt nguồn cung ứng dầu sẽ tiếp tục, ít nhất trong một thời gian nữa.
OPEC+ cho rằng “đẩy nhanh hơn nữa hoạt động sản xuất vào cuối năm sẽ giúp giảm bớt mức thâm hụt dự báo của chúng tôi, nhưng nó sẽ chỉ trì hoãn lâu hơn sự hồi lại của giá dầu mà thôi” - các nhà phân tích của Goldman nói.
Họ lưu ý rằng, động thái của OPEC+ sẽ củng cố bản chất về cấu trúc của cuộc chạy đua giá dầu tiếp theo xét việc các khoản đầu tư vào dầu mỏ bị buộc phải giảm dần cho đến năm 2023.
Bên cạnh đó, việc OPEC+ đẩy mạnh sản lượng đơn giản sẽ khiến quá trình sụt giảm lượng dầu dự trữ toàn cầu xuống mức thấp trong lịch sử, từ đó thay thế thị trường khan hiếm theo chu kỳ bằng một thị trường có cấu trúc” - Goldman nói.
Nhưng vẫn có những nguy cơ ngắn hạn đối với cuộc chạy đua giá dầu sắp xảy đến, một số nhà phân tích nhận định.
Cuộc chạy đua có thể kết thúc khi các nhà đầu tư tìm cách chốt lời, hoặc lâu hơn, khi tình hình phục hồi kinh tế đưa giá cả về một mức hợp lý hơn” - theo nhà phân tích thị trường dầu mỏ Louis Dickson của Rystad Energy.
Nhưng luôn có khả năng xảy ra những thảm hoạ tự nhiên và thời tiết vượt quá tầm kiểm soát của con người.
Bão Sam, dù hiện được dự báo ít nguy hiểm hơn những cơn bão trước đó, vẫn có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng về khủng hoảng năng lượng vốn đã khiến không chỉ giá hợp đồng tương lai dầu và gas tăng cao, mà cả propane, dầu khí, và dầu hoá thạch nữa” - Dickson nói thêm.
Nga có thể giúp giảm giá dầu bằng cách tăng sản lượng. Kazakhstan đang đẩy mạnh sản xuất sau khi tái mở cửa một trong nhiều nhà máy lọc dầu trong nước. Và các nhà phân tích đang đánh giá Trung Quốc, khi mà tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay ở quốc gia này có thể khiến sản lượng giảm đi đáng kể.
Tham khảo:
Aljazeera
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top