VNR Content
Pearl
Shopee mới đây cảnh báo về việc kẻ xấu lợi dụng tên tuổi của sàn này để nhắn tin tuyển dụng nhưng thực tế là lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Cụ thể, Shopee cho hay một số cá nhân, tổ chức mạo danh sàn này để mời khách hàng đăng ký làm việc, làm cộng tác viên với thu nhập cao để lừa tiền.
Trong tin nhắn gửi đến khách hàng, kẻ xấu giả danh là Giám đốc Marketing của Shopee tuyển dụng số lượng lớn nhân viên, với mức thu nhập có thể lên đến 800.000 đồng/ngày.
Shopee khẳng định tin nhắn như trên là giả mạo. Sàn chỉ tuyển nhân viên thông qua trang tuyển dụng của công ty, hoặc các tài khoản Facebook, LinkedIn chính thức. Ngoài ra, họ cũng liên kết với đối tác uy tín để tuyển dụng.
Trò lừa tuyển dụng vừa rộ trở lại gần đây, song phương thức này đã được sử dụng hồi tháng 10 năm ngoái. Thời điểm đó, rất nhiều người đã nhận tin nhắn tuyển dụng tương tự như trên, nhưng kẻ xấu lợi dụng tên tuổi của Lazada, Tiki.
Tin nhắn giả mạo tuyển dụng của Shopee với mục đích xấu. (Ảnh: Hải Đăng)
Đối với các tin nhắn với nội dung như trên, kẻ xấu sẽ dùng tài khoản Zalo để kết bạn với nạn nhân. Theo cảnh báo của Công an quận Tân Phú (TP.HCM), sau khi kết bạn qua ứng dụng, kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn người tham gia làm việc online, sao chép link quảng cáo để kiếm tiền, nhưng yêu cầu phải đặt cọc trước 300.000 đồng giữ chỗ.
Có trường hợp đối tượng yêu cầu người tham gia nhập thông tin qua một đường link, và yêu cầu nhập số tài khoản ngân hàng để trả tiền trong ngày. Khi nạn nhân phát hiện dấu hiệu bất thường, kẻ lừa đảo sẽ huỷ kết bạn.
Ngoài thủ đoạn nói trên, kẻ xấu cũng lợi dụng tên tuổi của sàn thương mại điện tử để lừa đảo khách hàng. Chẳng hạn, thông tin từ Lazada cho hay, một số đối tượng tự nhận là nhân viên sàn này hứa đổi trả cho món hàng khách đã mua trước đó. Kẻ xấu hứa hoàn tiền/đền tiền gấp 3 lần, đồng thời yêu cầu khách hàng điền thông tin vào link độc hại để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Ở trường hợp khác, kẻ xấu sẽ gọi điện/nhắn tin thông báo khách hàng trúng thưởng, hoặc là khách hàng thân thiết,... sau đó yêu cầu nạn nhân thanh toán phí vận chuyển hoặc phí hỗ trợ.
Càng cận Tết, kẻ xấu càng lợi dụng sơ hở, sự cả tin của nhiều người để lừa đảo. Ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi rất khó lường, song ở hầu hết trường hợp, kẻ xấu sẽ yêu cầu người dùng cung cấp hoặc nhập vào đường link các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, nhằm chiếm đoạt tiền. Các tổ chức đều khuyến cáo người dân không được cung cấp các thông tin nói trên, kể cả với nhân viên ngân hàng.
Người dân khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi đáng ngờ cần xác minh lại với các bên liên quan trước khi cung cấp thông tin để bảo đảm không bị lừa đảo.
Theo ICTNews/Vietnamnet
Cụ thể, Shopee cho hay một số cá nhân, tổ chức mạo danh sàn này để mời khách hàng đăng ký làm việc, làm cộng tác viên với thu nhập cao để lừa tiền.
Trong tin nhắn gửi đến khách hàng, kẻ xấu giả danh là Giám đốc Marketing của Shopee tuyển dụng số lượng lớn nhân viên, với mức thu nhập có thể lên đến 800.000 đồng/ngày.
Shopee khẳng định tin nhắn như trên là giả mạo. Sàn chỉ tuyển nhân viên thông qua trang tuyển dụng của công ty, hoặc các tài khoản Facebook, LinkedIn chính thức. Ngoài ra, họ cũng liên kết với đối tác uy tín để tuyển dụng.
Trò lừa tuyển dụng vừa rộ trở lại gần đây, song phương thức này đã được sử dụng hồi tháng 10 năm ngoái. Thời điểm đó, rất nhiều người đã nhận tin nhắn tuyển dụng tương tự như trên, nhưng kẻ xấu lợi dụng tên tuổi của Lazada, Tiki.
Đối với các tin nhắn với nội dung như trên, kẻ xấu sẽ dùng tài khoản Zalo để kết bạn với nạn nhân. Theo cảnh báo của Công an quận Tân Phú (TP.HCM), sau khi kết bạn qua ứng dụng, kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn người tham gia làm việc online, sao chép link quảng cáo để kiếm tiền, nhưng yêu cầu phải đặt cọc trước 300.000 đồng giữ chỗ.
Có trường hợp đối tượng yêu cầu người tham gia nhập thông tin qua một đường link, và yêu cầu nhập số tài khoản ngân hàng để trả tiền trong ngày. Khi nạn nhân phát hiện dấu hiệu bất thường, kẻ lừa đảo sẽ huỷ kết bạn.
Ngoài thủ đoạn nói trên, kẻ xấu cũng lợi dụng tên tuổi của sàn thương mại điện tử để lừa đảo khách hàng. Chẳng hạn, thông tin từ Lazada cho hay, một số đối tượng tự nhận là nhân viên sàn này hứa đổi trả cho món hàng khách đã mua trước đó. Kẻ xấu hứa hoàn tiền/đền tiền gấp 3 lần, đồng thời yêu cầu khách hàng điền thông tin vào link độc hại để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Ở trường hợp khác, kẻ xấu sẽ gọi điện/nhắn tin thông báo khách hàng trúng thưởng, hoặc là khách hàng thân thiết,... sau đó yêu cầu nạn nhân thanh toán phí vận chuyển hoặc phí hỗ trợ.
Càng cận Tết, kẻ xấu càng lợi dụng sơ hở, sự cả tin của nhiều người để lừa đảo. Ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi rất khó lường, song ở hầu hết trường hợp, kẻ xấu sẽ yêu cầu người dùng cung cấp hoặc nhập vào đường link các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, nhằm chiếm đoạt tiền. Các tổ chức đều khuyến cáo người dân không được cung cấp các thông tin nói trên, kể cả với nhân viên ngân hàng.
Người dân khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi đáng ngờ cần xác minh lại với các bên liên quan trước khi cung cấp thông tin để bảo đảm không bị lừa đảo.
Theo ICTNews/Vietnamnet