Hoàng Nam
Writer
Trong phiên giao dịch gần nhất, ngày 6/12 (giờ Mỹ), giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm 2,90 USD, tương đương 3,8%, xuống mức 74,30 USD/thùng. Giá dầu thô WTI tương lai của Mỹ giảm 2,94 USD, tương đương 4,1%, xuống mức 69,38 USD/thùng.
Ông Dennis Kissler, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial cho biết, thị trường dầu hiện đang tập trung vào nhu cầu hơn là tập trung vào nguồn cung. Bên cạnh đó, những lo ngại về sức khỏe kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu trong tương lai cũng đè nặng lên giá cả.
Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 5,4 triệu thùng trong tuần trước, gấp hơn 5 lần mức tăng 1 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến. Giá xăng tương lai của Mỹ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Mới đây, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) vừa đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 2024.
Bất chấp việc hạn chế nguồn cung của OPEC+, giá đã giảm gần 11% kể từ khi đạt thỏa thuận vào ngày 29/11/2023, một ngày trước cuộc họp của OPEC+.
Áp lực giảm đối với giá dầu ở thời điểm này đến từ mối lo ngại về triển vọng kinh tế trong năm 2024, nhất là kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu nhiều dầu thô nhất thế giới. Ngoài ra, thị trường cho rằng nhiều nước thành viên OPEC+ có thể sẽ không tuân thủ đúng hạn ngạch sản lượng, dẫn tới việc kế hoạch giảm sản lượng chỉ mang tính hình thức chứ không có ý nghĩa thực chất.
Ông Dennis Kissler, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial cho biết, thị trường dầu hiện đang tập trung vào nhu cầu hơn là tập trung vào nguồn cung. Bên cạnh đó, những lo ngại về sức khỏe kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu trong tương lai cũng đè nặng lên giá cả.
Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 5,4 triệu thùng trong tuần trước, gấp hơn 5 lần mức tăng 1 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến. Giá xăng tương lai của Mỹ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Bất chấp việc hạn chế nguồn cung của OPEC+, giá đã giảm gần 11% kể từ khi đạt thỏa thuận vào ngày 29/11/2023, một ngày trước cuộc họp của OPEC+.
Áp lực giảm đối với giá dầu ở thời điểm này đến từ mối lo ngại về triển vọng kinh tế trong năm 2024, nhất là kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu nhiều dầu thô nhất thế giới. Ngoài ra, thị trường cho rằng nhiều nước thành viên OPEC+ có thể sẽ không tuân thủ đúng hạn ngạch sản lượng, dẫn tới việc kế hoạch giảm sản lượng chỉ mang tính hình thức chứ không có ý nghĩa thực chất.