“Giơ cao đánh khẽ”: Cách Đài Loan buộc Qualcomm phải đầu tư 700 triệu USD, “giật” luôn đơn hàng gia công chip của Samsung

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Li Mei, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Công bằng Đài Loan (FTC) đã nói trước quốc hội vào tháng 12 năm ngoái: “Họ đã giữ lời hứa.” Qualcomm từng hứa hẹn sẽ đầu tư 700 triệu USD vào Đài Loan và họ đã không phớt lờ. Công ty Mỹ nổi tiếng với các chipset Snapdragon trên smartphone đã bị kiện chống độc quyền bởi nhiều chính phủ: Trung Quốc năm 2015, Hàn Quốc năm 2016 và EU năm 2018.
Qualcomm bị cáo buộc đã thúc ép các khách hàng phải ký vào những bản thỏa thuận cất phép không công bằng, đổi lấy quyền được sử dụng hàng loạt bằng sáng chế đi kèm con chip. Chip Snapdragon thường đi kèm modem mạng LTE và 5G, nếu không có giấy phép khai thác những bằng sáng chế công nghệ mạng LTE/5G đó, hãng sản xuất không thể bán sản phẩm ra thị trường.
Song, Đài Loan có cách tiếp cận vấn đề này rất khác. Ban đầu họ phạt Qualcomm 700 triệu USD vào tháng 8/2018, nhưng sau đó giảm mức phạt xuống chỉ còn 93 triệu USD. Đổi lại, công ty Mỹ phải hứa sẽ rót vốn đầu tư vào đây trong vòng 5 năm tới, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hướng tới kỷ nguyên 5G. Quyết định thỏa hiệp đó bị chỉ trích dữ dội từ giới truyền thông, tuy nhiên, giới cầm quyền Đài Loan lại nghĩ khác.

“Giơ cao đánh khẽ”: Cách Đài Loan buộc Qualcomm phải đầu tư 700 triệu USD, “giật” luôn đơn hàng gia công chip của Samsung
Vào thời điểm đó, Đài Loan bị cho là tụt hậu rất xa so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc về hạ tầng 5G. Họ không có đủ nền tảng công nghệ để chạy theo thế hệ mạng di động thứ 5, quyết định nhượng bộ được cho là để thu hẹp khoảng cách trong khu vực. Bây giờ, quyết định này được đánh giá lại là chính xác, dù nhìn theo góc độ nào, Qualcomm thực sự đã đầu tư và khoản chi đó đã phát huy hiệu quả.
Công ty thử nghiệm và đóng gói chip lớn nhất Đài Loan SPIL cho biết, Qualcomm đã mua 500 thiết bị của họ. Các bộ công cụ này được thiết kế riêng để xử lý những nhu cầu phụ trợ của Qualcomm. Trái lại, 1 số công ty đóng gói chip tại Hàn Quốc thừa nhận đã bị cắt đơn hàng từ Qualcomm và sau đó nó chuyển sang đối thủ ở Đài Loan. Chính sự khoan hồng của Đài Loan với gã khổng lồ Mỹ đã trực tiếp giúp ích cho ngành đóng gói chip bán dẫn của họ.
Bên cạnh việc có thêm nguồn thu từ đơn hàng Qualcomm, họ còn nhận được sự chỉ dạy và hướng dẫn trực tiếp từ nhóm kĩ sư người Mỹ sang đây. Qualcomm muốn đảm bảo các lô hàng được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa SPIL có thể tiếp thu kiến thức chuyên môn, trực tiếp nâng cao trình độ dưới sự giám sát của hãng chip Mỹ. Đó là thứ còn quý giá hơn cả những đồng đô la xanh.

“Giơ cao đánh khẽ”: Cách Đài Loan buộc Qualcomm phải đầu tư 700 triệu USD, “giật” luôn đơn hàng gia công chip của Samsung
Không chỉ vậy, trong cùng thời điểm thì Qualcomm cũng giao toàn bộ đơn hàng gia công bộ xử lý Snapdragon cho TSMC thế hệ mới, thay vì chia song song công việc với Samsung Foundry. Thông thường, chip được thiết kế từ 2 năm trước khi sản xuất hàng loạt để phù hợp với quy trình đúc mong muốn. Ở Hàn Quốc, người ta đùa cợt việc này bằng cách mô tả CEO Qualcomm đã cảm động trước thịnh tình của Đài Loan khi “giơ cao đánh khẽ,” trái ngược với sự dứt khoát của Seoul. Do vậy, họ quyết định đáp lại Đài Loan 1 cách nồng hậu.

>>> Qualcomm và MediaTek đang đua nhau đưa AI xử lý ngay trên thiết bị
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top