vuchau1210.01
Pearl
Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện ra những quả trứng khủng long chứa đầy pha lê có kích thước bằng những viên đạn thần công ở Trung Quốc.
Hai quả trứng hóa thạch này là của một loài khủng long mới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguồn gốc của chúng bằng cách mô phỏng kích thước lớn hơn của trứng cũng như sự sắp xếp chặt chẽ của các thành phần tạo nên vỏ trứng, hay hình cầu độc đáo của chúng.
Họ mô tả "Hai quả trứng khủng long mới được phát hiện từ hệ tầng Chishan thuộc kỷ Phấn trắng ở lưu vực Qianshan, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Loài oospecies mới - Shixingoolithus qianshanensis - đại diện cho sự phát hiện đầu tiên của oogenus Shixingoolithus từ lưu vực Qianshan. S. qianshanensis cũng cung cấp bằng chứng cổ sinh vật học mới cho việc xác định, phân chia và tương quan của các địa tầng thuộc kỷ Phấn trắng Thượng - Hạ Paleocene ở lưu vực Qianshan, tỉnh An Huy, Đông Trung Quốc."
Giống như các loài bò sát và chim hiện đại, khoa học tin rằng hầu hết các loài khủng long đều sinh sản bằng cách đẻ trứng. Rất khó để xác định loài khủng long nào đã để trứng vì phôi thai bên trong của chung không bao giờ có bằng chứng hóa thạch. Do đó, các đặc tính khác của trứng, như kích thước, hình dạng và cấu trúc khoáng chất, được sử dụng để phân loại trứng khủng long thành các loài oospecies.
Canxit kết tinh bên trong trứng
Các nhà khoa học cũng nói rằng, trứng khủng long ở kỷ Phấn trắng Thượng của Trung Quốc được đặc trưng bởi số lượng khủng khiếp, chủng loại phong phú và phân bố rộng. Hàng loạt hóa thạch và dấu chân khủng long đã được tìm thấy trên khắp Trung Quốc. Riêng tại tỉnh Liêu Ninh, hơn 60 loài thực vật, gần 90 loài động vật có xương sống và khoảng 300 loài động vật không xương sống đã được xác định, nhờ vào các đặc điểm địa chất độc đáo của khu vực.
Do tác động của thời tiết, phần ngoài cùng của vỏ trứng và các đơn vị vỏ trứng thứ cấp tương ứng không được bảo tồn trong trứng khủng long Qianshan mới được phát hiện. Một trong số đó đã bị hỏng và để lộ canxit kết tinh bên trong (khoáng vật cacbonat và là dạng bền nhất của Calci cacbonat)
Theo một bài báo năm 2014 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu kỷ Phấn trắng, trứng của Shixingoolithus có thể đã nở thành động vật ăn thịt, là loài khủng long ăn cỏ, đi bằng hai chân và dài từ đầu đến đuôi từ 2 mét đến 10 mét.
Những quả trứng này được cho là có từ kỷ Creta thượng - hạ Paleocen. Các loài khủng long đẻ ra chúng có thể đã bị xóa sổ trong sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Phấn trắng do tác động của tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước.
>>>Cách đây 700 năm, một loài đại bàng khổng lồ ăn thịt từng thống trị New Zealand
Nguồn newsweek
Hai quả trứng hóa thạch này là của một loài khủng long mới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguồn gốc của chúng bằng cách mô phỏng kích thước lớn hơn của trứng cũng như sự sắp xếp chặt chẽ của các thành phần tạo nên vỏ trứng, hay hình cầu độc đáo của chúng.
Họ mô tả "Hai quả trứng khủng long mới được phát hiện từ hệ tầng Chishan thuộc kỷ Phấn trắng ở lưu vực Qianshan, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Loài oospecies mới - Shixingoolithus qianshanensis - đại diện cho sự phát hiện đầu tiên của oogenus Shixingoolithus từ lưu vực Qianshan. S. qianshanensis cũng cung cấp bằng chứng cổ sinh vật học mới cho việc xác định, phân chia và tương quan của các địa tầng thuộc kỷ Phấn trắng Thượng - Hạ Paleocene ở lưu vực Qianshan, tỉnh An Huy, Đông Trung Quốc."
Giống như các loài bò sát và chim hiện đại, khoa học tin rằng hầu hết các loài khủng long đều sinh sản bằng cách đẻ trứng. Rất khó để xác định loài khủng long nào đã để trứng vì phôi thai bên trong của chung không bao giờ có bằng chứng hóa thạch. Do đó, các đặc tính khác của trứng, như kích thước, hình dạng và cấu trúc khoáng chất, được sử dụng để phân loại trứng khủng long thành các loài oospecies.
Các nhà khoa học cũng nói rằng, trứng khủng long ở kỷ Phấn trắng Thượng của Trung Quốc được đặc trưng bởi số lượng khủng khiếp, chủng loại phong phú và phân bố rộng. Hàng loạt hóa thạch và dấu chân khủng long đã được tìm thấy trên khắp Trung Quốc. Riêng tại tỉnh Liêu Ninh, hơn 60 loài thực vật, gần 90 loài động vật có xương sống và khoảng 300 loài động vật không xương sống đã được xác định, nhờ vào các đặc điểm địa chất độc đáo của khu vực.
Do tác động của thời tiết, phần ngoài cùng của vỏ trứng và các đơn vị vỏ trứng thứ cấp tương ứng không được bảo tồn trong trứng khủng long Qianshan mới được phát hiện. Một trong số đó đã bị hỏng và để lộ canxit kết tinh bên trong (khoáng vật cacbonat và là dạng bền nhất của Calci cacbonat)
Theo một bài báo năm 2014 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu kỷ Phấn trắng, trứng của Shixingoolithus có thể đã nở thành động vật ăn thịt, là loài khủng long ăn cỏ, đi bằng hai chân và dài từ đầu đến đuôi từ 2 mét đến 10 mét.
Những quả trứng này được cho là có từ kỷ Creta thượng - hạ Paleocen. Các loài khủng long đẻ ra chúng có thể đã bị xóa sổ trong sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Phấn trắng do tác động của tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước.
>>>Cách đây 700 năm, một loài đại bàng khổng lồ ăn thịt từng thống trị New Zealand
Nguồn newsweek