VNR Content
Pearl
Hàn Quốc và Nhật Bản vốn là 2 quốc gia láng giềng có lịch sử đầy khúc mắc. Mâu thuẫn lịch sử trong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước không phải chuyện gì mới nữa.
Không ít người dù không liên quan hoặc không tham gia các phong trào bài Nhật này cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ người hâm mộ truyện tranh và phim ảnh Nhật Bản, tránh biểu lộ tình cảm của mình chỗ đông người. Hạn chế biểu lộ tình cảm quá mức với nước Nhật để tránh bị hiểu nhầm là không yêu nước, khuynh hướng thân Nhật. Đỉnh điểm là vài năm trước, phong trào “No Japan” bùng lên mạnh mẽ càng khiến tình cảm của người dân Hàn Quốc với Nhật Bản giảm sút xấu đi.
Sau khi chính phủ Nhật Bản hạn chế xuất khẩu 1 số hóa chất và vật liệu thiết yếu đối với ngành công nghiệp màn hình và bán dẫn của Hàn Quốc, người dân nước này đã phản đối mạnh mẽ. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Nhật. Không ít chứng kiến doanh số bán hàng tụt giảm, đặc biệt là những hãng kinh doanh đồ uống, thực phẩm, ô tô, quần áo,... Chỉ số ít công ty Nhật chống chọi được với làn sóng tẩy chay như Nintendo và Sony.
Giáo sư Jo Gyu-heon tại Đại học Sangmyung nói với Korea Times: “Sự trao đổi văn hóa đang bước vào 1 giai đoạn mới. Thế hệ trẻ ngày nay đã tách biệt 2 vấn đề văn hóa và chính trị.” Ông cho biết giới trẻ Hàn Quốc bây giờ không còn đặt nặng những mâu thuẫn chính trị như thế hệ cha ông, sẵn sàng giao lưu và tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản 1 cách cởi mở. Với sự bùng nổ của mạng xã hội như TikTok, xu hướng này ngày càng lây lan nhanh.
“Ngày nay, nhiều nhóm nhạc thần tượng K-Pop như TWICE có cả thành viên đến từ Nhật Bản. Ca sĩ J-Pop đến đây cũng sẵn sàng hát bằng tiếng Hàn để phục vụ khán giả bản địa. Điều tương tự cũng xảy ra ở phía bên kia đại dương. Giới trẻ Hàn và Nhật cùng nhau trao đổi sở thích âm nhạc mà không bị rào cản về lịch sử”.
Văn hóa Nhật Bản đã xâm nhập vào Hàn Quốc từ giữa những năm 1990, nhưng do vấn đề chính trị nhạy cảm mà nó chịu nhiều ánh mắt kì thị. Dường như nó liên quan tới chính sách của nhà cầm quyền. Thời ông Moon Jae-In, tâm lý bài Nhật phổ biến. Ngay cả yêu thích phim ảnh Nhật Bản cũng không dám bày tỏ công khai. Nhưng tới thời ông Yoon Suk Yeol mọi chuyện lại thay đổi. Người dân Hàn Quốc bây giờ không ngại tìm hiểu và thể hiện sự yêu thích đối với văn hóa Nhật, nhất là âm nhạc và anime.
Mới đây, ca sĩ imase của hãng thu âm Universal đã làm được điều mà trước đó không ca sĩ J-Pop nào làm được. Anh là người đầu tiên công phá bảng xếp hạng âm nhạc nội địa lớn nhất Hàn Quốc - Melon. Bài hát Night Dancer đạt thứ hạng 17 trong Top 100, cao nhất từ trước đến nay đối với 1 ca khúc J-Pop. Tất cả là nhờ vào mạng xã hội TikTok. Buổi biển diễn đầu tiên của anh ở Hàn Quốc tháng trước đã thu hút 500 người hâm mộ.
Nhân vật trong game và hoạt hình cũng được hâm mộ tại Hàn Quốc, bên cạnh các ca sĩ J-Pop. Ví dụ, The Super Mario Bros. Movie mới đây của hãng Universal được dựa trên nhân vật Mario do Nintendo sáng tạo. Bộ phim của xưởng Illumination đã thu hút 800.000 khán giả ngay tuần đầu công chiếu. Hay anime Suzume của đạo diễn Makoto Shinkai lập kỷ lục bán ra 5 triệu vé, đứng đầu box office suốt nhiều tuần. Đây là phim Nhật đầu tiên trong lịch sử đạt đến mốc này.
Các bộ phim khác như The First Slam Dunk, Even If This Love Disappears from the World Tonight cũng lần lượt bán được 3,8 triệu và 1 triệu vé. Đây là tín hiệu cho thấy, các tác phẩm chiếu rạp có mang văn hóa Nhật không còn bị kì thị nữa. Khán giả Hàn Quốc dần dần công nhận và yêu thích chúng, nhất là khi phim hoạt hình va truyện tranh vốn là thế mạnh của người Nhật. Ngành công nghiệp anime/manga đã vươn tới đẳng cấp thế giới, chinh phục cả khán giả phương Tây.
Một giáo sư Hàn Quốc cho biết: “Nhật Bản tư lâu đã nổi tiếng toàn cầu thông qua phim hoạt hình và truyện tranh. Văn hóa đại chúng của nước Nhật được yêu thích tại rất nhiều quốc gia. Ở nhiều nước như là Thái Lan, người ta chấp nhận cả văn hóa Nhật lẫn Hàn”.
>>> Anime Nhật Bản xâm chiếm phòng vé Hàn Quốc.
Tâm lí bài Nhật
Đôi khi, câu chuyện lịch sử được nhắc lại và thổi bùng những tranh cãi trong cộng đồng người Hàn Quốc, quốc gia đã bị xâm lược và chiếm đóng bởi đế quốc Nhật Bản. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ người già và trung niên Hàn Quốc, ví dụ khi có tranh cãi nổi lên, nhiều người đã hủy tour du lịch tới Nhật Bản. Một trong những phản ứng phổ biến là tẩy chay hàng hóa sản xuất bởi công ty Nhật tại Hàn Quốc.Không ít người dù không liên quan hoặc không tham gia các phong trào bài Nhật này cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ người hâm mộ truyện tranh và phim ảnh Nhật Bản, tránh biểu lộ tình cảm của mình chỗ đông người. Hạn chế biểu lộ tình cảm quá mức với nước Nhật để tránh bị hiểu nhầm là không yêu nước, khuynh hướng thân Nhật. Đỉnh điểm là vài năm trước, phong trào “No Japan” bùng lên mạnh mẽ càng khiến tình cảm của người dân Hàn Quốc với Nhật Bản giảm sút xấu đi.
Ác cảm dần không còn
Tuy nhiên, với thế hệ người trẻ, mọi thứ đang thay đổi theo hướng cởi mở hơn. Thanh thiếu niên Hàn Quốc bây giờ không ngại ngùng thể hiện tình cảm với các sản phẩm văn hóa từ Nhật, như anime, manga và nhạc J-Pop. Họ ủng hộ các ca sĩ J-Pop, xem anime tại rạp và sẵn sàng bay tới quốc gia láng giềng để du lịch và thưởng thực ẩm thực, văn hóa.Giáo sư Jo Gyu-heon tại Đại học Sangmyung nói với Korea Times: “Sự trao đổi văn hóa đang bước vào 1 giai đoạn mới. Thế hệ trẻ ngày nay đã tách biệt 2 vấn đề văn hóa và chính trị.” Ông cho biết giới trẻ Hàn Quốc bây giờ không còn đặt nặng những mâu thuẫn chính trị như thế hệ cha ông, sẵn sàng giao lưu và tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản 1 cách cởi mở. Với sự bùng nổ của mạng xã hội như TikTok, xu hướng này ngày càng lây lan nhanh.
Văn hóa Nhật Bản đã xâm nhập vào Hàn Quốc từ giữa những năm 1990, nhưng do vấn đề chính trị nhạy cảm mà nó chịu nhiều ánh mắt kì thị. Dường như nó liên quan tới chính sách của nhà cầm quyền. Thời ông Moon Jae-In, tâm lý bài Nhật phổ biến. Ngay cả yêu thích phim ảnh Nhật Bản cũng không dám bày tỏ công khai. Nhưng tới thời ông Yoon Suk Yeol mọi chuyện lại thay đổi. Người dân Hàn Quốc bây giờ không ngại tìm hiểu và thể hiện sự yêu thích đối với văn hóa Nhật, nhất là âm nhạc và anime.
Mới đây, ca sĩ imase của hãng thu âm Universal đã làm được điều mà trước đó không ca sĩ J-Pop nào làm được. Anh là người đầu tiên công phá bảng xếp hạng âm nhạc nội địa lớn nhất Hàn Quốc - Melon. Bài hát Night Dancer đạt thứ hạng 17 trong Top 100, cao nhất từ trước đến nay đối với 1 ca khúc J-Pop. Tất cả là nhờ vào mạng xã hội TikTok. Buổi biển diễn đầu tiên của anh ở Hàn Quốc tháng trước đã thu hút 500 người hâm mộ.
Nhân vật trong game và hoạt hình cũng được hâm mộ tại Hàn Quốc, bên cạnh các ca sĩ J-Pop. Ví dụ, The Super Mario Bros. Movie mới đây của hãng Universal được dựa trên nhân vật Mario do Nintendo sáng tạo. Bộ phim của xưởng Illumination đã thu hút 800.000 khán giả ngay tuần đầu công chiếu. Hay anime Suzume của đạo diễn Makoto Shinkai lập kỷ lục bán ra 5 triệu vé, đứng đầu box office suốt nhiều tuần. Đây là phim Nhật đầu tiên trong lịch sử đạt đến mốc này.
Các bộ phim khác như The First Slam Dunk, Even If This Love Disappears from the World Tonight cũng lần lượt bán được 3,8 triệu và 1 triệu vé. Đây là tín hiệu cho thấy, các tác phẩm chiếu rạp có mang văn hóa Nhật không còn bị kì thị nữa. Khán giả Hàn Quốc dần dần công nhận và yêu thích chúng, nhất là khi phim hoạt hình va truyện tranh vốn là thế mạnh của người Nhật. Ngành công nghiệp anime/manga đã vươn tới đẳng cấp thế giới, chinh phục cả khán giả phương Tây.
Một giáo sư Hàn Quốc cho biết: “Nhật Bản tư lâu đã nổi tiếng toàn cầu thông qua phim hoạt hình và truyện tranh. Văn hóa đại chúng của nước Nhật được yêu thích tại rất nhiều quốc gia. Ở nhiều nước như là Thái Lan, người ta chấp nhận cả văn hóa Nhật lẫn Hàn”.
>>> Anime Nhật Bản xâm chiếm phòng vé Hàn Quốc.