Giống như sơn trắng, tuyết có làm cho thế giới mát hơn nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng?

Người ta nói rằng, sơn mái nhà màu trắng có thể làm mát các thành phố. Một câu hỏi đặt ra là, việc lột bỏ lớp tuyết có làm cho trái đất ấm lên và gia tăng tình trạng ấm lên toàn cầu?
Theo giáo sư John King từ cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh quốc, tuyết có đặc điểm là phản xạ ánh sáng khá cao so với nền đất. Một lớp tuyết dày sẽ phản chiếu tới 80% ánh sáng mặt trời chiếu vào. Trong khi đó, đất nền hoặc đất đồng cỏ chỉ có thể phản chiếu 10-20% ánh nắng mặt trời chiếu lên chúng, vì vậy mà ánh nắng làm đất nóng lên đáng kể. Như vậy, nếu bạn thay thế đất bằng lớp phủ tuyết thì ánh nắng mặt trời sẽ bị phản chiếu ngược lại vào không gian.
Giống như sơn trắng, tuyết có làm cho thế giới mát hơn nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng?
Do đó, nếu bạn loại bỏ lớp phủ tuyết bằng để lộ ra lớp đất nền bên dưới thì đất sẽ hấp thụ nhiều ánh nắng hơn và nóng lên nhiều hơn so với khi tuyết còn ở đó. Chúng ta có một hiệu ứng về sự phản chiếu ánh sáng được gọi là hiệu ứng albedo của hành tinh xảy ra khi thay đổi việc sử dụng đất, ví dụ như chặt cây rừng và thay thế bằng đồng cỏ. Nói chung, điều này đem lại tác dụng ngược lại việc thay thế đất bằng lớp phủ tuyết, nghĩa là làm cho thời tiết nóng lên. Lý do là vì rừng hấp thu khá nhiều ánh nắng, còn đồng cỏ thì phản chiếu ánh nắng kém hơn rừng.
Có những người đề xuất việc bù đắp lại phần nào tình trạng ấm lên toàn cầu bằng cách sơn màu trắng mái nhà của tất cả các tòa nhà. Giáo sư King cho rằng, người ta đã thực hiện một số tính toán chứng minh rằng điều này sẽ tốt, nhưng nó sẽ không có tác dụng rộng rãi bởi vì chúng ta chỉ nói đến một khu vực khá nhỏ của hành tinh, khu vực mà bạn đang thay đổi khả năng phản chiếu ánh sáng.
Giáo sư John King là nhà khoa học khí quyển cao cấp ở cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (British Antarctic Survey).
Nguồn: The Naked Scientist
>> Tại sao có hiện tượng tuyết rơi?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top