Giữa Ấn Độ Dương lại tồn tại 1 hố trọng lực rộng hàng triệu kilomet vuông, ẩn chứa 1 bí ẩn nhiều triệu năm về trước

Theo CNN, đó là một vùng trũng khổng lồ nơi trọng lực Trái Đất thấp hơn mức trung bình rất nhiều, gọi là "Vùng trọng trường thấp Ấn Độ Dương" (IOGL). Sự bất thường này đã khiến các nhà địa chất học bối rối trong một thời gian dài.
Giờ đây, một nhóm khoa học gia từ Viện Khoa học Ấn Độ đã xác định được bí ẩn sâu thẳm - cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - của "lỗ đen" này, thông qua 19 mô phỏng máy tính giúp tái hiện sự hình thành lỗ trọng lực.
Theo PGS địa vậy lý Attreyee Ghosh, đồng tác giả, Trái Đất có bề ngoài như một củ khoai tây sần sùi chứ không phải khối cầu hoàn hảo như nhiều người thường nghĩ. Nó hơi nghiêng về hình bầu dục bởi khi hành tinh quay, phần giữa phình ra ngoài. Điều này và rất nhiều yếu tố khác khiến mật độ và tính chất của hành tinh không đồng đều, dẫn đến việc mỗi điểm hút được nhiều hay ít nước trên bề mặt, khiến bề mặt biển cũng gập ghềnh y hệt mặt đất chứ không hề phẳng.
Hố trọng lực ở Ấn Độ Dương đã tạo thành một vùng trũng hình tròn bắt đầu ngay ngoài mũi phía Nam của Ấn Độ và có diện tích khoảng 3 triệu km2, được nhà địa vật lý Hà Lan Felix Andries Vening Meisesz phát hiện từ năm 1948.
Giữa Ấn Độ Dương lại tồn tại 1 hố trọng lực rộng hàng triệu kilomet vuông, ẩn chứa 1 bí ẩn nhiều triệu năm về trước
"Lỗ đen" bí ẩn trong bản đồ từ trường Trái Đất xuất hiện ở Ấn Độ Dương - Ảnh: VIỆN KHOA HỌC ẤN ĐỘ
Trọng lực yếu cũng khiến nó giữ được ít nước hơn các khu vực còn lại của đại dương, từ đó mực nước biển thấp hơn mức trung bình toàn cầu khoảng hơn 100 m.
Tái hiện 140 triệu năm lịch sử, các nhà khoa học xác định nó đã được tạo ra do các chùm magma đến từ sâu bên trong hành tinh, vây bọc xung quanh "lỗ đen" bí ẩn.
Các chùm magma này tiết lộ thêm một lớp bí ẩn: Một đại dương đã mất, từng nằm giữa Ấn Độ và phần còn lại của châu Á.
140 triệu năm trước, mảng kiến tạo Ấn Độ mới dần trôi dạt và va chạm, nối liền với mảng kiến tạo châu Á, tạo nên một lục địa to lớn như ngày nay.
Điều này là do quá trình hút chìm, khiến đại dương giữa hai mảng chìm sâu bên trong lớp phủ.
Có cái này bị nuốt thì phải có cái kia bị "nhả" lên. Đó là vật chất mật độ thấp, đã tiến gần bề mặt hành tinh hơn ở vùng đáy biển bên dưới Ấn Độ Dương, thứ dẫn đến dị thường hấp dẫn.
Cũng theo các nhà khoa học, IOGL sẽ không tồn tại mãi mãi nhưng thời gian nó tồn tại phụ thuộc vào hoạt động kiến tạo của Trái Đất - điều khiến các lục địa nhiều lần "khắc nhập, khắc xuất" trong lịch sử hành tinh. Tiến trình thay đổi này chắc chắn rất dài. Lần cuối cùng muôn loài trên Trái Đất tồn tại trên siêu lục địa là khoảng hơn 200 triệu năm trước, tức vào thời khủng long.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top