VNR Content
Pearl
Australia vừa đánh giá lại việc thực hiện quy định này trong thời gian qua và cho biết, sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát chặt hơn các công ty công nghệ trong vấn đề này.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland hôm nay (18/12) thông báo cho biết, kể từ khi chính quyền nước này ban hành Bộ quy tắc Đàm phán nội dung tin tức, buộc các công ty công nghệ phải đàm phán và trả tiền cho các cơ quan báo chí của nước này, vì đã sử dụng nội dung của các báo trên nền tảng của mình, hai ‘ông lớn’ công nghệ là Google và Meta (công ty sở hữu mạng xã hội Facebook) đã ký hơn 30 thỏa thuận với các cơ quan báo chí Australia. Nguồn chi trả từ các công ty công nghệ cũng đã được các cơ quan báo chí Australia đầu tư vào công tác nghiệp vụ, để sản xuất ra thêm nhiều tin bài.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ quy tắc này cũng đã xuất hiện những vấn đề, vì vậy chính phủ Australia sẽ bổ sung các quy định mới nhằm kiểm soát chặt hơn các công ty công nghệ trong việc thực thi Bộ quy tắc này.
Theo Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland, trong thời gian tới, chính phủ Australia sẽ trao cho Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng thêm quyền hạn thu thập thông tin, về việc thực hiện Bộ quy tắc được ban hành từ năm 2021. Trong đó không loại trừ cả yêu cầu các bên cung cấp nội dung thỏa thuận, mà các ông lớn công nghệ đã đạt được với các cơ quan báo chí nước này.
Đồng thời, chính phủ Australia sẽ tiếp tục theo dõi sát việc thực hiện Bộ quy tắc này để có thể sửa đổi khi thấy cần thiết. Sau 4 năm được áp dụng, Australia sẽ đánh giá lại Bộ quy tắc này dựa trên những bước tiến triển về công nghệ, về việc triển khai thỏa thuận và các hoạt động thương mại.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland khẳng định, chính phủ nước này thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát đối với việc thực thi Bộ quy tắc Đàm phán nội dung tin tức, nhằm đảm bảo các cơ quan báo chí Australia được các công ty công nghệ trả thù lao xứng đáng, do đã sử dụng các nội dung này trên nền tảng của mình.
Sang năm 2024, nhiều thỏa thuận giữa các công ty công nghệ với cơ quan báo chí Australia sẽ hết hiệu lực, chính phủ Australia hy vọng các công ty công nghệ sẽ tiếp tục gia hạn thỏa thuận hoặc xây dựng thỏa thuận mới với các cơ quan báo chí Australia.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland hôm nay (18/12) thông báo cho biết, kể từ khi chính quyền nước này ban hành Bộ quy tắc Đàm phán nội dung tin tức, buộc các công ty công nghệ phải đàm phán và trả tiền cho các cơ quan báo chí của nước này, vì đã sử dụng nội dung của các báo trên nền tảng của mình, hai ‘ông lớn’ công nghệ là Google và Meta (công ty sở hữu mạng xã hội Facebook) đã ký hơn 30 thỏa thuận với các cơ quan báo chí Australia. Nguồn chi trả từ các công ty công nghệ cũng đã được các cơ quan báo chí Australia đầu tư vào công tác nghiệp vụ, để sản xuất ra thêm nhiều tin bài.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ quy tắc này cũng đã xuất hiện những vấn đề, vì vậy chính phủ Australia sẽ bổ sung các quy định mới nhằm kiểm soát chặt hơn các công ty công nghệ trong việc thực thi Bộ quy tắc này.
Theo Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland, trong thời gian tới, chính phủ Australia sẽ trao cho Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng thêm quyền hạn thu thập thông tin, về việc thực hiện Bộ quy tắc được ban hành từ năm 2021. Trong đó không loại trừ cả yêu cầu các bên cung cấp nội dung thỏa thuận, mà các ông lớn công nghệ đã đạt được với các cơ quan báo chí nước này.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland khẳng định, chính phủ nước này thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát đối với việc thực thi Bộ quy tắc Đàm phán nội dung tin tức, nhằm đảm bảo các cơ quan báo chí Australia được các công ty công nghệ trả thù lao xứng đáng, do đã sử dụng các nội dung này trên nền tảng của mình.
Sang năm 2024, nhiều thỏa thuận giữa các công ty công nghệ với cơ quan báo chí Australia sẽ hết hiệu lực, chính phủ Australia hy vọng các công ty công nghệ sẽ tiếp tục gia hạn thỏa thuận hoặc xây dựng thỏa thuận mới với các cơ quan báo chí Australia.