VNR Content
Pearl
Mới đây, quan chức thương mại hàng đầu của Hà Lan cho biết, Hà Lan sẽ không lập tức chấp nhận các hạn chế mới của Mỹ đối với vấn đề xuất khẩu công nghệ sản xuất chip sang Trung Quốc, đồng thời đang tham khảo ý kiến của các đồng minh châu Á và châu Âu.
Đó là nội dung phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher, được phát trên chương trình truyền hình Buitenhof hôm Chủ nhật vừa qua, ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Nội dung dự kiến sẽ thảo luận về chính sách xuất khẩu với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
ASML Holding là công ty có quy mô lớn nhất tại Hà Lan hiện nay, đồng thời cũng là đơn vị cung cấp chính cho các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn. Trong quá khứ, chính phủ Hà Lan từng từ chối cấp phép, để công ty này vận chuyển các máy móc tiên tiến nhất của mình đến Trung Quốc kể từ năm 2019, sau các chiến dịch gây sức ép của chính quyền Donald Trump. Thế nhưng vào năm 2021, ASML Holding đã tiến hành bán các máy móc cũ hơn với trị giá 2 tỷ USD cho đất nước tỷ dân.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã thông qua các biện pháp, nhằm ngăn chặn khả năng sản xuất con chip “made in China” của Trung Quốc. Thời điểm đó, các quan chức thương mại của Mỹ cũng bày tỏ mong muốn và hy vọng cả Hà Lan và Nhật Bản sẽ sớm áp dụng thực hiện các quy tắc tương tự.
ASML Holding ước tính các quy tắc và biện pháp mà Mỹ áp dụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 5% doanh số bán hàng của công ty.
Bên trong một dây chuyền của ASML
Schreinemacher thừa nhận, những mối quan ngại của Mỹ là “chính đáng” trước thực trạng sự phụ thuộc quá mức vào châu Á (nơi sản xuất 80% con chip tiên tiến) vẫn tiếp diễn, cùng với những lo ngại về việc những con chip này sẽ có ngày xuất hiện bên trong một ứng dụng quân sự, hoặc cũng có thể được sử dụng để chống lại chính Hà Lan.
“Chúng tôi đã nói chuyện với người Mỹ trong suốt một thời gian dài, nhưng họ đã đưa ra các quy tắc mới vào hồi tháng 10/2022, điều đó góp phần tái cấu trúc lại toàn bộ. Vì vậy, các bạn không thể nói rằng Mỹ đã gây sức ép lên chúng tôi trong 02 năm và bây giờ chính là lúc chúng tôi phải cầm bút ký vào thỏa thuận. Chúng tôi sẽ không làm vậy”, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan phát biểu.
Schreinemacher cho biết, Hà Lan đang tiếp tục đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và Pháp về vấn đề này để “đảm bảo rằng nếu chúng ta đưa một công nghệ nhất định vào danh sách các sản phẩm không thể dễ dàng xuất khẩu, thì các quốc gia khác cũng vậy”. Bà cũng nhấn mạnh rằng, Đức là quốc gia sở hữu lợi ích kinh tế vì họ là nhà cung cấp chính cho ASML.
Tham khảo: SCMP
Bất chấp Mỹ cấm vận, Huawei sắp ra mắt chip 12nm
Đó là nội dung phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher, được phát trên chương trình truyền hình Buitenhof hôm Chủ nhật vừa qua, ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Nội dung dự kiến sẽ thảo luận về chính sách xuất khẩu với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
ASML Holding là công ty có quy mô lớn nhất tại Hà Lan hiện nay, đồng thời cũng là đơn vị cung cấp chính cho các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn. Trong quá khứ, chính phủ Hà Lan từng từ chối cấp phép, để công ty này vận chuyển các máy móc tiên tiến nhất của mình đến Trung Quốc kể từ năm 2019, sau các chiến dịch gây sức ép của chính quyền Donald Trump. Thế nhưng vào năm 2021, ASML Holding đã tiến hành bán các máy móc cũ hơn với trị giá 2 tỷ USD cho đất nước tỷ dân.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã thông qua các biện pháp, nhằm ngăn chặn khả năng sản xuất con chip “made in China” của Trung Quốc. Thời điểm đó, các quan chức thương mại của Mỹ cũng bày tỏ mong muốn và hy vọng cả Hà Lan và Nhật Bản sẽ sớm áp dụng thực hiện các quy tắc tương tự.
ASML Holding ước tính các quy tắc và biện pháp mà Mỹ áp dụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 5% doanh số bán hàng của công ty.
Schreinemacher thừa nhận, những mối quan ngại của Mỹ là “chính đáng” trước thực trạng sự phụ thuộc quá mức vào châu Á (nơi sản xuất 80% con chip tiên tiến) vẫn tiếp diễn, cùng với những lo ngại về việc những con chip này sẽ có ngày xuất hiện bên trong một ứng dụng quân sự, hoặc cũng có thể được sử dụng để chống lại chính Hà Lan.
“Chúng tôi đã nói chuyện với người Mỹ trong suốt một thời gian dài, nhưng họ đã đưa ra các quy tắc mới vào hồi tháng 10/2022, điều đó góp phần tái cấu trúc lại toàn bộ. Vì vậy, các bạn không thể nói rằng Mỹ đã gây sức ép lên chúng tôi trong 02 năm và bây giờ chính là lúc chúng tôi phải cầm bút ký vào thỏa thuận. Chúng tôi sẽ không làm vậy”, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan phát biểu.
Schreinemacher cho biết, Hà Lan đang tiếp tục đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và Pháp về vấn đề này để “đảm bảo rằng nếu chúng ta đưa một công nghệ nhất định vào danh sách các sản phẩm không thể dễ dàng xuất khẩu, thì các quốc gia khác cũng vậy”. Bà cũng nhấn mạnh rằng, Đức là quốc gia sở hữu lợi ích kinh tế vì họ là nhà cung cấp chính cho ASML.
Tham khảo: SCMP
Bất chấp Mỹ cấm vận, Huawei sắp ra mắt chip 12nm