Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải

Các nhà chức trách nên thay đổi suy nghĩ của người dân về việc nâng cấp các cơ sở xử lý chất thải.
Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải
Rác thải từ lâu đã gắn liền với các hoạt động của con người và lượng rác thải đang không ngừng tăng lên song song với sự phát triển kinh tế.
Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Theo Bộ Môi trường, tổng lượng chất thải của nước này vẫn đang tiếp tục tăng. Con số mới nhất là 497.238 tấn mỗi ngày vào năm 2019. Con số này tăng 11,5% so với 446.102 tấn mỗi ngày vào năm 2018.
Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải
Bộ đang có kế hoạch công bố số liệu thống kê cho năm 2020 vào tháng 12 và con số này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa, vì những người mắc kẹt ở nhà vì đại dịch Covid-19 đang phụ thuộc quá nhiều vào mua sắm trực tuyến, nhất là mua thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày, dẫn đến lượng chất thải từ bao bì và các vật liệu dùng một lần khác tăng cao đột biến.
Chỉ có hai cách để xử lý chất thải nhanh nhất hiện nay là chôn lấp hoặc đốt. Điều này chắc chắn đã làm tăng nhu cầu mở rộng các bãi chôn lấp hoặc xây dựng thêm các nhà máy đốt rác.
Nhưng các nhà chức trách rất khó tìm được các địa điểm đủ điều kiện, bởi vì người dân địa phương chắc chắn sẽ phản đối quyết liệt việc bố trí các cơ sở xử lý rác ở gần khu vực sinh sống của họ. Đơn cử như thành phố Suwon thuộc tỉnh Gyeonggi đã phải đối mặt với sự phản đối của cư dân ở quận Yeongtong do kế hoạch cải tạo một cơ sở đốt rác ở đó.
Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải
Lượng rác thải của Hàn Quốc không ngừng tăng qua từng năm
Cơ sở này bắt đầu hoạt động vào năm 2000 và kể từ đó đã xử lý 600 tấn rác thải sinh hoạt của thành phố mỗi ngày.
Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải
Thành phố Suwon có kế hoạch dành hai năm rưỡi để cải tạo lò đốt bắt đầu từ tháng 3/2022. Trong khi đó, phía người dân địa phương cho rằng chính quyền thành phố không chấp nhận yêu cầu của họ di dời cơ sở đến một khu vực khác mà đơn phương cải tạo nhà máy.
Rất nhiều người dân đã tổ chức các cuộc biểu tình trước tòa thị chính và nhà máy đốt rác, thậm chí còn chuẩn bị khởi kiện chính quyền địa phương sau khi ký hợp đồng với một công ty luật vào ngày 26/7. Dự kiến sẽ có khoảng 2.000 cư dân tham gia vụ kiện.
Heo Joon, một quan chức giám sát việc tái chế tài nguyên tại thành phố Suwon cho biết, không có vấn đề pháp lý nào trong kế hoạch cải tạo cơ sở của chính quyền thành phố và họ cũng không thể di dời nó.
Heo chia sẻ: "Có thể mất hơn 7 - 8 năm để di dời cơ sở vì họ sẽ phải tìm địa điểm mới. Cải tạo cơ sở hiện tại là lựa chọn tối ưu cho người dân địa phương vì dự án sẽ dùng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm tốt hơn so với cơ sở cũ. Hành động pháp lý sẽ không giải quyết được gì. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục trao đổi với cư dân để tìm kiếm sự thấu hiểu của họ”.
Thành phố Bucheon, tỉnh Gyeonggi cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự sau khi công bố kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng một cơ sở đốt rác ở vùng Daejang. Kế hoạch này nhằm mục đích nâng cao năng suất xử lý rác thải không chỉ trong thành phố mà còn ở các khu vực lân cận bao gồm các quận Bupyeong và Gyeyang của Incheon và quận Gangseo của Seoul.

Kế hoạch nâng cấp nhà máy xử lý rác thải bị đình trệ do sự phản đối của cư dân địa phương​

Thành phố Suncheon ở tỉnh Nam Jeolla cũng gặp khó khăn trong việc thúc đẩy xây dựng các cơ sở đốt rác và tái chế ở các vùng Gusang và Geoncheon của thành phố do sự phản đối của cư dân địa phương và những người sống ở thành phố Gwangyang gần đó.
Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải
Một quan chức của Bộ Môi trường cho biết: “Hàn Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đảm bảo có thêm các bãi chôn lấp hoặc các nhà máy đốt rác trên khắp đất nước để giải quyết lượng rác thải đang tăng lên hàng năm. Vì giảm lượng chất thải là một cách khác để đối phó với cuộc khủng hoảng chất thải. Một bản sửa đổi sắc lệnh thực thi của luật liên quan có hiệu lực vào ngày 31/8 đã cung cấp nhiều trợ cấp hơn cho chính quyền các địa phương nhằm giảm lượng chất thải được chôn lấp hoặc đốt hàng năm”.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng *********?​

Mặc dù sự phản đối của cư dân địa phương đã ngăn cản kế hoạch xây dựng thêm các cơ sở xử lý chất thải của chính quyền nhưng khó có thể đổ lỗi cho cái gọi là tâm lý NIMBY (không phải ở sân sau nhà tôi) của cư dân. Bởi vì không ai sẽ hoan nghênh việc xây dựng các cơ sở có khả năng gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.
Các chuyên gia cho biết, việc thiếu các cơ sở như vậy sẽ làm tăng chi phí xử lý chất thải, dẫn đến chúng bị chất đống và không thể xử lý kịp.
Họ kêu gọi các nhà chức trách cần có cách tuyên truyền hiệu quả để thay đổi cách suy nghĩ của mọi người về các cơ sở xử lý chất thải. Tháp Guri và Công viên Hanam Union đều ở tỉnh Gyeonggi là những ví dụ điển hình.
Tháp Guri với các lò đốt rác thải xử lý 200 tấn rác thải mỗi ngày được coi là một trường hợp điển hình khả năng khắc phục tâm lý NIMBY.
Hàn Quốc chật vật đối phó với khủng hoảng rác thải
Các ống khói của lò đốt đã được chuyển đổi thành đài quan sát và nhà hàng nằm cách mặt đất 100 m. Ngoài ra, tại đây còn có các hồ bơi trong nhà, phòng xông hơi khô và các sân bóng đá để người dân địa phương có cơ hội tận hưởng niềm vui.
Theo một quan chức thành phố Guri, hơn 100.000 quan chức chính phủ và các thành viên nhóm công dân từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm tháp mỗi năm.
Cơ sở này thậm chí còn nằm trong số chín danh lam thắng cảnh được chính quyền thành phố đề xuất cho các du khách tới tham quan.
Công viên Union ở thành phố Hanam là một ví dụ điển hình khác. Chính quyền thành phố đã tìm được sự đồng thuận của người dân địa phương bằng cách đề xuất một kế hoạch sáng tạo, đó là chôn tất cả các cơ sở xử lý chất thải, gồm lò đốt, xử lý chất thải thực phẩm, tái chế và xử lý nước thải dưới lòng đất để hiện đại hóa nhà máy.
Khu đất bên trên của nhà máy sẽ được chuyển đổi thành công viên và các cơ sở thể thao cho cư dân địa phương, trong đó ống khói được thiết kế thành một đài quan sát.
Lim Goog-nam, người đứng đầu bộ phận luân chuyển tài nguyên tại thành phố Hanam cho biết: "Công viên Union hiện đang được ca ngợi là cơ sở xử lý chất thải thân thiện với môi trường và trở thành hình mẫu cho các khu vực khác cũng như các quốc gia khác".
Phae Chae-gun, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul cho rằng chính quyền nên thúc đẩy các cơ sở xử lý chất thải hiện đại với các trang bị công nghệ tiên tiến để ngăn ngừa ô nhiễm.
Chae-gun nói thêm: "Họ cũng nên nghiên cứu cách phát triển những cơ sở đó thành một điểm nhấn cho khu vực, để người dân địa phương có thể chấp nhận dễ dàng hơn. Quan trọng hơn, các cơ quan chức năng cũng như người dân nên quan tâm hơn đến việc tái chế rác thải trước khi đưa đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy đốt rác. Chúng ta cần một bầu không khí xã hội chung, trong đó mọi người thích sử dụng các sản phẩm tái chế hơn".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top