Hàn Quốc hé lộ sức mạnh mới: tàu đổ bộ thành tàu sân bay mini

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Ngày 12/11, tại vùng biển Nhật Bản, Hàn Quốc lần đầu tiên đưa máy bay không người lái (UAV) Mojave cất cánh thành công từ tàu đổ bộ ROKS Dokdo. Chiếc UAV hoàn thành các bài bay, mô phỏng hạ cánh rồi quay lại căn cứ an toàn. Phi công điều khiển không cần ngồi trên tàu, mà từ một trạm điều khiển cách đó hàng trăm km.
1743062195736.png



Với thành công này, Hàn Quốc trở thành quốc gia hiếm hoi trên thế giới triển khai được máy bay cánh cố định từ tàu chiến. Tuy nhiên, giá trị thật sự của Mojave còn vượt xa ý nghĩa biểu tượng.

UAV Mojave và xu hướng “tàu sân bay mini”​


Mojave không phải UAV thông thường, mà là giải pháp giúp các nước khắc phục bài toán thiếu tàu sân bay và máy bay chiến đấu hạm tàu.


So với máy bay có người lái, UAV như Mojave rẻ hơn, dễ sản xuất, linh hoạt. Đặc biệt, nhờ khả năng cất - hạ cánh trên đường băng ngắn (STOL), chúng hoạt động tốt trên các tàu không thiết kế riêng cho máy bay, như tàu đổ bộ hay tàu đa năng. Đây là cơ hội cho các quốc gia như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Úc và Thái Lan tiếp cận năng lực tàu sân bay mà không cần sở hữu tàu sân bay thật.


ROKS Dokdo chỉ là tàu đổ bộ, đường băng ngắn, không thể vận hành máy bay như F-35B hay Super Hornet. Nhưng với Mojave, điều này không còn là rào cản.


Mojave dài 9m, sải cánh 16m, bay liên tục 25 giờ, mang theo 3.300 pound vũ khí gồm tên lửa Hellfire, bom thông minh, hoặc súng Gatling M134D bắn 3.000 viên/phút. Ngoài ra, nó còn có thể trinh sát, tác chiến điện tử, truyền tín hiệu hoặc vận chuyển hàng khẩn cấp.


Máy bay không người lái STOL – lựa chọn thực tế cho nhiều nước​


UAV STOL như Mojave hay TB-3 (Thổ Nhĩ Kỳ) đang thay đổi cục diện. Thay vì đầu tư hàng tỷ USD đóng tàu sân bay, nhiều nước có thể tận dụng tàu đổ bộ và UAV để tạo ra “tàu sân bay mini” với chi phí thấp hơn rất nhiều.


Úc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Brazil đang âm thầm đi theo xu hướng này. Ngay cả Mỹ và Anh cũng thử nghiệm tích hợp UAV STOL vào các biên đội không quân hạm.


Dù UAV không thể thay thế hoàn toàn tiêm kích hiện đại trong các cuộc đối đầu với đối thủ mạnh, nhưng lại rất hiệu quả khi chống khủng bố, trấn áp phiến quân, tuần tra, chi viện và tiếp tế.


Nhờ giá rẻ, dễ sản xuất, dễ bảo trì và phù hợp xung đột cường độ thấp, UAV STOL sẽ còn xuất hiện ngày càng nhiều trên các tàu chiến. Kỷ nguyên “tàu sân bay mini” dường như đã chính thức bắt đầu. (popularmechanics)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top