Hàn Quốc làm được điều phi thường khi phá thế độc tôn của người Nhật ở thị trường thiết bị chế tạo OLED

Theo thông báo mới đây, công ty Hàn Quốc Sunic System đã chính thức giành được hợp đồng cung cấp máy lắng đọng OLED Gen 8.6 cho nhà máy mới của BOE. Đây là dự án trọng điểm của BOE nhằm đấu lại SDC ở thị trường OLED cỡ vừa dành cho laptop và tablet. Mục tiêu cao nhất là cung cấp cho MacBook và iPad tương lai.
Dây chuyền Gen 8.6 kích thước 2,290 x 2,620 mm có thể cắt ra nhiều tấm nền 14 inch hơn loại Gen 6, từ đó tăng sản lượng và giúp cạnh tranh đơn hàng tốt hơn. Hãng Trung Quốc đang xây dựng nó tại tỉnh Tứ Xuyên. Trong khi SDC thì vừa khánh thành dây chuyền hơn 3 tỷ USD ở quê nhà, dùng thiết bị lắng đọng Gen 8.6 của Canon Tokki.
Hàn Quốc làm được điều phi thường khi phá thế độc tôn của người Nhật ở thị trường thiết bị chế tạo OLED
Theo ETNews, máy lắng đọng hơi hóa học là thành phần cốt lõi trong dây chuyền sản xuất OLED, giống như trái tim của hệ thống. Lâu nay, Canon Tokki được xem là cái tên dẫn đầu thị trường nhờ sản lượng và chất lượng vượt trội phần còn lại. Được biết, Samsung, LG, BOE, Visionox, CSOT đều mua thiết bị Canon Tokki dù chi phí lên đến hàng trăm tỷ Won (100 tỷ Won khoảng hơn 70 triệu USD), nhưng họ khó tìm được lựa chọn khả thi nào thay thế.
Doanh thu toàn cầu từ máy lắng đọng Gen 6 (chế tạo màn hình trên Galaxy và iPhone) gần 7 tỷ USD, gồm cả đồ phụ trợ và linh kiện. Thậm chí phải xếp hàng chờ đến lượt để mua. Sự độc tôn của hàng Nhật trong lĩnh vực lắng đọng OLED gần giống máy quang khắc EUV của ASML. Thiết bị lắng đọng Gen 8.6 là loại lần đầu xuất hiện, chiếc mà Canon Tokki lắp đặt cho SDC nhắc đến ở trên cũng là hệ thống đầu tiên trên thế giới.
Hàn Quốc làm được điều phi thường khi phá thế độc tôn của người Nhật ở thị trường thiết bị chế tạo OLED
Hình ảnh 1 thiết bị lắng đọng của Canon Tokki
Việc Sunic System thắng thầu đánh dấu lần đầu tiên doanh nghiệp Hàn Quốc xuất khẩu thành công hệ thống lắng đọng OLED Gen 8.6, lĩnh vực mà người Nhật được coi là "chiếu trên". Do vậy, hợp đồng Sunic System đã công phá được bức tường tưởng như không thể, vượt qua định kiến lâu nay bủa vây họ. Từ thế độc quyền, giờ sẽ là cuộc đua cạnh tranh giữa 2 hãng. Dù vậy, người Nhật vẫn được coi là đi trước vì đã lắp đặt thiết bị còn Sunic System mới chỉ trúng thầu mà thôi.
Sunic System đã phải chịu bù lỗ lâu nay do không kiếm được hợp đồng nào. Thiết bị Gen 6 của họ đa phần dùng cho mục đích R&D, ví dụ từng được Apple mua. Họ đã theo đuổi máy lắng đọng OLED từ năm 2009 và có hợp đồng với LGD vào năm 2017, lắp đặt dây chuyền OLED Gen 6 tại nhà máy Gumi E5. Song, kể từ đó không có thêm đơn mới. Dù khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn nỗ lực phát triển công nghệ, đăng ký thêm nhiều bằng sáng chế và bây giờ đã hái được trái ngọt đầu tiên.

>>> Nhật Bản “kích nổ” eLEAP, bom nguyên tử phá vỡ quy trình chế tạo OLED truyền thống, “out trình” cả LG và Samsung
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top