thuha19051234
Pearl
Bất cứ ai đã từng trải qua giấc ngủ trong một đợt nắng nóng đều đã trải sự thống khổ khi cơ thể toát mồ hôi do nhiệt độ tăng cao. Và hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ còn hành hạ giấc ngủ của bạn tồi tệ hơn nữa.
Theo hàng tỷ phép đo giấc ngủ từ đồng hồ thông minh trên khắp thế giới, nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu gây ra có liên quan mật thiết đến mất ngủ, và tình hình sẽ ngày càng trầm trọng thêm. Người ta ước tính đến năm 2099, nếu không làm gì để hạn chế lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, các nhà nghiên cứu dự đoán thời tiết oi nóng vào ban đêm có thể lấy đi 58 giờ ngủ của mỗi người mỗi năm.
Ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn, người dân sẽ ít có khả năng tiếp cận với các thiết bị làm mát như quạt điện hoặc điều hòa không khí, mất ngủ sẽ diễn ra thường xuyên vào ban đêm hơn. Người cao tuổi và phụ nữ là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương.
Các tác giả trong nghiên cứu của mình nói rằng họ đã cung cấp bằng chứng quy mô hành tinh đầu tiên cho thấy nhiệt độ ấm hơn mức trung bình làm xói mòn giấc ngủ của con người. Phát hiện dựa trên dữ liệu từ các công cụ theo dõi giấc ngủ của hơn 47.000 người trải khắp 68 quốc gia. Hơn 7 triệu hồ sơ của họ sau đó được so sánh với dữ liệu khí tượng toàn cầu.
Vào những đêm nóng với nhiệt độ khoảng trên 30 độ C, họ nhận thấy thời gian ngủ đã giảm trung bình khoảng 14 phút. Trong khi đó, nhiệt độ ban đêm lớn hơn 25 độ C làm tăng nhẹ xác suất ngủ ít hơn 7 giờ. Số phút mất ngủ thường ngày có vẻ không nhiều, nhưng về lâu dài, chúng có thể cộng lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của con người nói chung. Một đêm mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và thể chất của một người. Và khi chúng ta đã rơi vào tình trạng "nợ ngủ" thì rất khó để thoát nợ, ngay cả khi bạn đã ngủ rất say.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng cơ thể chúng ta thích nghi để duy trì nhiệt độ ổn định. Tuy nhiên, hàng đêm cơ thể chúng ta đã tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách làm giãn nở các mạch máu và tăng lưu lượng máu đến tay và chân của chúng ta. Điều này diễn ra âm thầm mà chúng không không hề hay biết.
Nếu môi trường xung quanh ấm hơn cơ thể chúng ta, thì cơ thể sẽ không thể tỏa nhiệt trong khi ngủ. Vào những đêm ẩm ướt, việc xua tan cái nóng ra khỏi cơ thể càng trở nên khó khăn hơn. Các tác giả cũng thừa nhận rằng kích thước mẫu của họ chưa hoàn hảo. Công nghệ đeo cũng có xu hướng được nam giới trung niên và các quốc gia có thu nhập cao đeo nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng đủ chứng minh rằng dữ liệu đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc chưa từng có về các mô hình giấc ngủ tự nhiên trong suốt nhiều năm.
Các tác giả đã sử dụng 21 mô hình khí hậu khác nhau, sau đó tính toán những mất mát của giấc ngủ đã thấy do nắng nóng vào ban đêm và dự đoán chúng trong tương lai. Trong trường hợp xấu nhất, mất ngủ do nắng nóng ban đêm sẽ dẫn đến mất ngủ hơn 15 đêm ngắn mỗi năm. Trong trường hợp tốt nhất, chúng ta có thể giữ nó trong khoảng 13 đêm ngủ ngắn.
Tuy nhiên, những con số này chỉ là mức trung bình. Người lớn tuổi ở những khu vực ấm nhất trên thế giới có thể trải qua thêm 7 đêm ngủ ngắn mỗi năm. Và do đồng hồ thông minh không có sẵn ở những nơi này trên thế giới, đó có thể là con số thấp hơn thực tế. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: "Nghiên cứu quy mô hành tinh trong tương lai là cần thiết để điều tra một cách có hệ thống tác động của nhiệt độ tăng và các hiểm họa khí hậu khác đối với giấc ngủ của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người sống ở các quốc gia và cộng đồng có thu nhập thấp"
Nguồn sciencealert
Theo hàng tỷ phép đo giấc ngủ từ đồng hồ thông minh trên khắp thế giới, nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu gây ra có liên quan mật thiết đến mất ngủ, và tình hình sẽ ngày càng trầm trọng thêm. Người ta ước tính đến năm 2099, nếu không làm gì để hạn chế lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, các nhà nghiên cứu dự đoán thời tiết oi nóng vào ban đêm có thể lấy đi 58 giờ ngủ của mỗi người mỗi năm.
Các tác giả trong nghiên cứu của mình nói rằng họ đã cung cấp bằng chứng quy mô hành tinh đầu tiên cho thấy nhiệt độ ấm hơn mức trung bình làm xói mòn giấc ngủ của con người. Phát hiện dựa trên dữ liệu từ các công cụ theo dõi giấc ngủ của hơn 47.000 người trải khắp 68 quốc gia. Hơn 7 triệu hồ sơ của họ sau đó được so sánh với dữ liệu khí tượng toàn cầu.
Vào những đêm nóng với nhiệt độ khoảng trên 30 độ C, họ nhận thấy thời gian ngủ đã giảm trung bình khoảng 14 phút. Trong khi đó, nhiệt độ ban đêm lớn hơn 25 độ C làm tăng nhẹ xác suất ngủ ít hơn 7 giờ. Số phút mất ngủ thường ngày có vẻ không nhiều, nhưng về lâu dài, chúng có thể cộng lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của con người nói chung. Một đêm mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và thể chất của một người. Và khi chúng ta đã rơi vào tình trạng "nợ ngủ" thì rất khó để thoát nợ, ngay cả khi bạn đã ngủ rất say.
Nếu môi trường xung quanh ấm hơn cơ thể chúng ta, thì cơ thể sẽ không thể tỏa nhiệt trong khi ngủ. Vào những đêm ẩm ướt, việc xua tan cái nóng ra khỏi cơ thể càng trở nên khó khăn hơn. Các tác giả cũng thừa nhận rằng kích thước mẫu của họ chưa hoàn hảo. Công nghệ đeo cũng có xu hướng được nam giới trung niên và các quốc gia có thu nhập cao đeo nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng đủ chứng minh rằng dữ liệu đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc chưa từng có về các mô hình giấc ngủ tự nhiên trong suốt nhiều năm.
Các tác giả đã sử dụng 21 mô hình khí hậu khác nhau, sau đó tính toán những mất mát của giấc ngủ đã thấy do nắng nóng vào ban đêm và dự đoán chúng trong tương lai. Trong trường hợp xấu nhất, mất ngủ do nắng nóng ban đêm sẽ dẫn đến mất ngủ hơn 15 đêm ngắn mỗi năm. Trong trường hợp tốt nhất, chúng ta có thể giữ nó trong khoảng 13 đêm ngủ ngắn.
Tuy nhiên, những con số này chỉ là mức trung bình. Người lớn tuổi ở những khu vực ấm nhất trên thế giới có thể trải qua thêm 7 đêm ngủ ngắn mỗi năm. Và do đồng hồ thông minh không có sẵn ở những nơi này trên thế giới, đó có thể là con số thấp hơn thực tế. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: "Nghiên cứu quy mô hành tinh trong tương lai là cần thiết để điều tra một cách có hệ thống tác động của nhiệt độ tăng và các hiểm họa khí hậu khác đối với giấc ngủ của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người sống ở các quốc gia và cộng đồng có thu nhập thấp"
Nguồn sciencealert