Tuan Anh Vo
Intern Writer
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động ngành công nghiệp ô tô khi công bố mức thuế nhập khẩu 25% đối với ô tô và linh kiện từ nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 2/4/2025. Đây là mức tăng gấp 10 lần so với hiện tại, khiến giá xe tại Mỹ dự báo sẽ tăng mạnh.
Tuy nhiên, Tesla vẫn nhập khẩu một số linh kiện từ Trung Quốc. CEO Elon Musk thừa nhận mức thuế mới có thể ảnh hưởng đến một số mẫu xe như Model 3 Long Range, vốn có 40% linh kiện nhập khẩu.
Bên cạnh Tesla, Ford cũng là một trong những nhà sản xuất ô tô được cho ít chịu ảnh hưởng nhất từ chính sách thuế mới với ô tô. Cả ba phiên bản Ford Mustang đều có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 80%. Riêng bản Mustang GT có hộp số sàn do đối tác Getrag ở Đức cung cấp, do đó phiên bản này có tỷ lệ nội địa hóa 73%.
Ngược lại, General Motors (GM) được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khoảng 40% sản lượng xe của GM đến từ Canada và Mexico, đồng nghĩa với việc hãng có thể đối mặt với khoản thuế lên đến 14 tỷ USD. Theo nhà phân tích Ryan Brinkman của JPMorgan, trong số các nhà sản xuất ô tô của Mỹ GM là "công ty chịu ảnh hưởng lớn nhất" nếu mức thuế quan mới được áp dụng. Với gần 40% ô tô của GM được sản xuất tại Canada và Mexico, ông Brinkman ước tính rằng công ty có thể phải đối mặt với khoản thuế lên đến 14 tỉ USD.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc cũng gặp khó khăn lớn. Trong chỉ số sản xuất tại Mỹ, Audi, BMW, Lexus, Mazda và Toyota nằm ở nhóm cuối. Đặc biệt, các mẫu xe thể thao giá phải chăng như Mazda Miata, Subaru BRZ, Toyota GR86 và GR Corolla chỉ có 1% tỷ lệ nội địa hóa, khiến giá xe có thể tăng đáng kể.
Tác động ngay lập tức của chính sách này đã phản ánh trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu Nissan giảm 2,2%, Toyota giảm 2,7%, Honda giảm 3%, Hyundai và KIA đều giảm 4%.
Việc điều chỉnh chuỗi sản xuất để thích nghi với mức thuế mới sẽ là bài toán khó cho nhiều hãng xe. Nếu không thể chuyển sản xuất vào Mỹ, các công ty có thể buộc phải tăng giá bán hoặc cắt giảm lợi nhuận để duy trì tính cạnh tranh.
Chính sách này có thể thay đổi hoàn toàn cục diện ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ và trên toàn cầu trong thời gian tới.
Tesla và Ford ít bị ảnh hưởng
Theo chỉ số sản xuất tại Mỹ của Trường Kinh doanh Kogod, Tesla là hãng hưởng lợi nhiều nhất khi hầu hết các mẫu xe của hãng có tỷ lệ nội địa hóa trên 80%, trong đó Model 3 Performance đạt 87,5%. Ford cũng nằm trong nhóm ít bị tác động, với dòng Mustang có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 80%.Tuy nhiên, Tesla vẫn nhập khẩu một số linh kiện từ Trung Quốc. CEO Elon Musk thừa nhận mức thuế mới có thể ảnh hưởng đến một số mẫu xe như Model 3 Long Range, vốn có 40% linh kiện nhập khẩu.
Bên cạnh Tesla, Ford cũng là một trong những nhà sản xuất ô tô được cho ít chịu ảnh hưởng nhất từ chính sách thuế mới với ô tô. Cả ba phiên bản Ford Mustang đều có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 80%. Riêng bản Mustang GT có hộp số sàn do đối tác Getrag ở Đức cung cấp, do đó phiên bản này có tỷ lệ nội địa hóa 73%.

Ngược lại, General Motors (GM) được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khoảng 40% sản lượng xe của GM đến từ Canada và Mexico, đồng nghĩa với việc hãng có thể đối mặt với khoản thuế lên đến 14 tỷ USD. Theo nhà phân tích Ryan Brinkman của JPMorgan, trong số các nhà sản xuất ô tô của Mỹ GM là "công ty chịu ảnh hưởng lớn nhất" nếu mức thuế quan mới được áp dụng. Với gần 40% ô tô của GM được sản xuất tại Canada và Mexico, ông Brinkman ước tính rằng công ty có thể phải đối mặt với khoản thuế lên đến 14 tỉ USD.
Audi, BMW và các hãng xe Nhật đứng trước thách thức lớn
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc cũng gặp khó khăn lớn. Trong chỉ số sản xuất tại Mỹ, Audi, BMW, Lexus, Mazda và Toyota nằm ở nhóm cuối. Đặc biệt, các mẫu xe thể thao giá phải chăng như Mazda Miata, Subaru BRZ, Toyota GR86 và GR Corolla chỉ có 1% tỷ lệ nội địa hóa, khiến giá xe có thể tăng đáng kể.
Tác động ngay lập tức của chính sách này đã phản ánh trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu Nissan giảm 2,2%, Toyota giảm 2,7%, Honda giảm 3%, Hyundai và KIA đều giảm 4%.

Tác động lớn đến ngành ô tô toàn cầu
Mỹ là một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới, do đó, việc áp thuế 25% có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá xe lên cao. Các chuyên gia lo ngại chính sách này sẽ tạo ra cuộc chiến thương mại mới, đặc biệt là giữa Mỹ và Nhật Bản, khi xe hơi chiếm 28,3% tổng lượng xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ vào năm ngoái.Việc điều chỉnh chuỗi sản xuất để thích nghi với mức thuế mới sẽ là bài toán khó cho nhiều hãng xe. Nếu không thể chuyển sản xuất vào Mỹ, các công ty có thể buộc phải tăng giá bán hoặc cắt giảm lợi nhuận để duy trì tính cạnh tranh.
Chính sách này có thể thay đổi hoàn toàn cục diện ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ và trên toàn cầu trong thời gian tới.