Trường Sơn
Writer
Theo ước tính của Bộ Công Thương, trong 10 tháng qua Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.
Cùng với đó, gạo của nước ta cũng đang có mức giá xuất khẩu cao nhất. Cụ thể, giá gạo tấm 5% của Việt Nam đạt 653 USD/tấn, giá gạo tấm 25% ở mức 638 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn Pakistan và Thái Lan.
Các doanh nghiệp dự báo khả năng nước ta sẽ chạm mốc xuất khẩu 7,4 triệu tấn, thậm chí 8 triệu tấn gạo trong năm 2023 với kim ngạch 4,5 tỷ USD. Trong các đối tác nhập khẩu nhiều gạo từ Việt Nam không thể không nhắc đến quốc gia láng giềng tỷ dân của Việt Nam là Trung Quốc.
Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2022.
Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt trên 175,57 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2022; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,2% và nhập khẩu đạt 117,8 tỷ USD, tăng 12,4%.
Trong cán cân thương mại giữa hai nước, Việt Nam là nước nhập siêu. Riêng 9 tháng đầu năm 2023, tổng trao đổi thương mại giữa hai nước đạt hơn 122 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 42,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 91,6 tỷ USD.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc, mặt hàng gạo đã luôn tăng trưởng rất tốt trong những năm vừa qua, chiếm gần 1/5 tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc. Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khối lượng 834,2 nghìn tấn, trị giá 423,2 triệu USD. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc cũng đã nhập khẩu từ Việt Nam gần 869 nghìn tấn gạo, tăng tới 41,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam có khả năng cung ứng tốt các dòng gạo được ưa chuộng tại Trung Quốc (như các dòng gạo thơm phẩm cấp cao, gạo ST, gạo nếp,…) và đã thiết lập quan hệ bạn hàng truyền thống lâu năm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn nhận thức Trung Quốc là một thị trường quan trọng, đứng thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, từ đó không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và quy cách sản phẩm, đáp ứng tốt các quy định và phục vụ tốt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Để gạo Việt Nam thâm nhập được sâu hơn vào thị trường Trung Quốc, Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc mới đây đã đề xuất các cơ quan liên quan, doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hỗ trợ giao thương, thiết lập các kênh trao đổi thông tin, phối hợp kịp thời trong giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp hai nước, tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Trung Quốc trong thời gian tới.
Đồng thời, xem xét ký kết các biên bản ghi nhớ về thúc đẩy xuất khẩu, xúc tiến thương mại giữa hai nước; hỗ trợ đưa sản phẩm gạo Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường bán lẻ truyền thống, các kênh thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời gian tới. Đề xuất này đã được các cơ quan phía Trung Quốc ủng hộ.
Trong một diễn biến khác liên quan đến mặt hàng lúa gạo của Việt Nam, mới đây, CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã ký kết với Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp (Dutch Entrepreneurial Development Bank - FMO), Hà Lan về gói tín dụng 90 triệu USD.
Trước khi đi đến thương vụ này, phía FMO cho biết 2 năm qua chuyên viên của Ngân hàng đã trực tiếp qua Việt Nam nhiều lần, ngoài ra các đơn vị thẩm định quốc tế độc lập đến Việt Nam 2 đợt (1 tuần/đợt) để đến các nhà máy của LTG ở các tỉnh thành ĐBSCL, và hàng trăm cuộc họp online giữa hai bên.
Với khoản tín dụng 2.100 tỷ này (90 triệu USD), LTG sẽ chi cho liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp gồm máy móc, kho chứa tại 10 nhà máy gạo của các thành viên trong hệ sinh thái nông nghiệp LTG.
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.
Cùng với đó, gạo của nước ta cũng đang có mức giá xuất khẩu cao nhất. Cụ thể, giá gạo tấm 5% của Việt Nam đạt 653 USD/tấn, giá gạo tấm 25% ở mức 638 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn Pakistan và Thái Lan.
Các doanh nghiệp dự báo khả năng nước ta sẽ chạm mốc xuất khẩu 7,4 triệu tấn, thậm chí 8 triệu tấn gạo trong năm 2023 với kim ngạch 4,5 tỷ USD. Trong các đối tác nhập khẩu nhiều gạo từ Việt Nam không thể không nhắc đến quốc gia láng giềng tỷ dân của Việt Nam là Trung Quốc.
Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2022.
Trong cán cân thương mại giữa hai nước, Việt Nam là nước nhập siêu. Riêng 9 tháng đầu năm 2023, tổng trao đổi thương mại giữa hai nước đạt hơn 122 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 42,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 91,6 tỷ USD.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc, mặt hàng gạo đã luôn tăng trưởng rất tốt trong những năm vừa qua, chiếm gần 1/5 tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc. Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khối lượng 834,2 nghìn tấn, trị giá 423,2 triệu USD. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc cũng đã nhập khẩu từ Việt Nam gần 869 nghìn tấn gạo, tăng tới 41,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam có khả năng cung ứng tốt các dòng gạo được ưa chuộng tại Trung Quốc (như các dòng gạo thơm phẩm cấp cao, gạo ST, gạo nếp,…) và đã thiết lập quan hệ bạn hàng truyền thống lâu năm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn nhận thức Trung Quốc là một thị trường quan trọng, đứng thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, từ đó không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và quy cách sản phẩm, đáp ứng tốt các quy định và phục vụ tốt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Đồng thời, xem xét ký kết các biên bản ghi nhớ về thúc đẩy xuất khẩu, xúc tiến thương mại giữa hai nước; hỗ trợ đưa sản phẩm gạo Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường bán lẻ truyền thống, các kênh thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời gian tới. Đề xuất này đã được các cơ quan phía Trung Quốc ủng hộ.
Trong một diễn biến khác liên quan đến mặt hàng lúa gạo của Việt Nam, mới đây, CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã ký kết với Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp (Dutch Entrepreneurial Development Bank - FMO), Hà Lan về gói tín dụng 90 triệu USD.
Trước khi đi đến thương vụ này, phía FMO cho biết 2 năm qua chuyên viên của Ngân hàng đã trực tiếp qua Việt Nam nhiều lần, ngoài ra các đơn vị thẩm định quốc tế độc lập đến Việt Nam 2 đợt (1 tuần/đợt) để đến các nhà máy của LTG ở các tỉnh thành ĐBSCL, và hàng trăm cuộc họp online giữa hai bên.
Với khoản tín dụng 2.100 tỷ này (90 triệu USD), LTG sẽ chi cho liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp gồm máy móc, kho chứa tại 10 nhà máy gạo của các thành viên trong hệ sinh thái nông nghiệp LTG.