cpsmartyboy
Pearl
Lại thêm một tác hại nguy hiểm của ô nhiễm nhựa đối với hệ sinh thái và sức khỏe của nhiều loài sinh vật.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra thêm nhiều tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường và các sinh vật sống, bao gồm tác động độc hại của các hạt nhựa đối với tế bào người, hay thậm chí xâm nhập vào hàng rào máu não ở chuột.
Trong nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, các hạt nhựa từ lốp xe mòn được tìm thấy trong môi trường nước gây ra tác động bất lợi trên nhiều loài sinh vật biển. Nó không chỉ gây ra những sự bất thường về tăng trưởng mà còn có thể gây tử vong.
Nghiên cứu trước đó cho thấy, khoảng 1,5 triệu tấn hạt nhựa từ lốp đi vào môi trường mỗi năm ở Mỹ. Đây là kết quả của sự hao mòn hàng ngày khiến lốp ô tô bị mất khoảng 30% khối lượng trong suốt thời gian sử dụng.
Điều này làm cho các hạt nhựa từ lốp xe trở thành một trong những dạng vi nhựa phổ biến nhất trong môi trường nước. Nó là các hạt bao gồm cao su tổng hợp, chất làm đầy, dầu và phụ gia, đồng thời rửa trôi các hóa chất được gọi là nước rỉ rác.
Tác giả nghiên cứu Susanne Brander cho biết: “Tôi thấy mọi người chỉ đo lường mức độ hạt nhựa từ lốp xe mà không mấy ai đo lường tác động của chúng. Đó thực sự là khoảng trống và chúng tôi đang cố gắng lấp đầy”.
Các hạt vi nhựa từ lốp xe cũ thu thập được ở dưới các vùng nước
Để giải quyết vấn đề này, Brander và các đồng nghiệp của cô tại Đại học Bang Oregon đã thực hiện một cặp thí nghiệm, khám phá tác động của các hạt vi nhựa từ lốp xe dài dưới 5 mm và các hạt nhựa nano từ lốp xe nhỏ trên các sinh vật biển sống, ở cả hệ sinh thái nước ngọt và cửa sông.
Các loài thuộc hệ sinh thái ở cửa sông như cá nhỏ Inland Silverside và động vật giáp xác giống tôm đã tiếp xúc với nồng độ nhựa nhỏ trong môi trường. Và các hạt vi nhựa đã thay đổi đáng kể hành vi bơi lội, khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ săn mồi.
Các hạt vi nhựa xuất hiện trong bụng của loài giáp xác giống tôm
Cả hai loài đều bị giảm tốc độ tăng trưởng khi tiếp xúc với các hạt vi nhựa, trong khi loài cá Inland Silverside cũng chịu tác động tương tự khi phản ứng với các hạt nano. Rõ ràng nước thải đang ảnh hưởng đến hành vi của chúng nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
Trong các thí nghiệm ở môi trường nước ngọt, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên phôi cá ngựa vằn và một loài giáp xác tên là Daphnia magna. Cả hai đều ghi nhận tỷ lệ tử vong và các bất thường về phát triển khi tiếp xúc với các hạt nhựa từ lốp xe và nước rỉ rác.
Nghiên cứu mới nhất nhìn chung khá tương đồng với một nghiên cứu tương tự từ năm 2020, chứng minh vi nhựa có thể gây ra chứng phình động mạnh và thay đổi khả năng sinh sản ở cá.
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy các hạt vi nhựa từ lốp xe lớn và xung quanh là các hạt nano
Tất nhiên các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn các hạt vi nhựa thải ra từ lốp xe ô tô thâm nhập vào môi trường. Chúng bao gồm việc lắp đặt các hệ thống thu gom các hạt vi nhựa trên đường, trên xe và phát triển các loại lốp xe bền hơn, ít thải ra các hạt vi nhựa hơn.
Tác giả nghiên cứu Stacey Harper cho biết: “Sự tập trung vào vi nhựa và hiện nay là nhựa nano vẫn còn tương đối mới. Bây giờ chúng ta đang ở thời điểm đưa ra các quyết định chính sách không có cơ sở khoa học. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chemosphere và tạp chí Hazardous Materials mới đây.
Nguồn: Newatlas
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra thêm nhiều tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường và các sinh vật sống, bao gồm tác động độc hại của các hạt nhựa đối với tế bào người, hay thậm chí xâm nhập vào hàng rào máu não ở chuột.
Trong nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, các hạt nhựa từ lốp xe mòn được tìm thấy trong môi trường nước gây ra tác động bất lợi trên nhiều loài sinh vật biển. Nó không chỉ gây ra những sự bất thường về tăng trưởng mà còn có thể gây tử vong.
Điều này làm cho các hạt nhựa từ lốp xe trở thành một trong những dạng vi nhựa phổ biến nhất trong môi trường nước. Nó là các hạt bao gồm cao su tổng hợp, chất làm đầy, dầu và phụ gia, đồng thời rửa trôi các hóa chất được gọi là nước rỉ rác.
Tác giả nghiên cứu Susanne Brander cho biết: “Tôi thấy mọi người chỉ đo lường mức độ hạt nhựa từ lốp xe mà không mấy ai đo lường tác động của chúng. Đó thực sự là khoảng trống và chúng tôi đang cố gắng lấp đầy”.
Để giải quyết vấn đề này, Brander và các đồng nghiệp của cô tại Đại học Bang Oregon đã thực hiện một cặp thí nghiệm, khám phá tác động của các hạt vi nhựa từ lốp xe dài dưới 5 mm và các hạt nhựa nano từ lốp xe nhỏ trên các sinh vật biển sống, ở cả hệ sinh thái nước ngọt và cửa sông.
Các loài thuộc hệ sinh thái ở cửa sông như cá nhỏ Inland Silverside và động vật giáp xác giống tôm đã tiếp xúc với nồng độ nhựa nhỏ trong môi trường. Và các hạt vi nhựa đã thay đổi đáng kể hành vi bơi lội, khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ săn mồi.
Cả hai loài đều bị giảm tốc độ tăng trưởng khi tiếp xúc với các hạt vi nhựa, trong khi loài cá Inland Silverside cũng chịu tác động tương tự khi phản ứng với các hạt nano. Rõ ràng nước thải đang ảnh hưởng đến hành vi của chúng nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
Trong các thí nghiệm ở môi trường nước ngọt, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên phôi cá ngựa vằn và một loài giáp xác tên là Daphnia magna. Cả hai đều ghi nhận tỷ lệ tử vong và các bất thường về phát triển khi tiếp xúc với các hạt nhựa từ lốp xe và nước rỉ rác.
Nghiên cứu mới nhất nhìn chung khá tương đồng với một nghiên cứu tương tự từ năm 2020, chứng minh vi nhựa có thể gây ra chứng phình động mạnh và thay đổi khả năng sinh sản ở cá.
Tất nhiên các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn các hạt vi nhựa thải ra từ lốp xe ô tô thâm nhập vào môi trường. Chúng bao gồm việc lắp đặt các hệ thống thu gom các hạt vi nhựa trên đường, trên xe và phát triển các loại lốp xe bền hơn, ít thải ra các hạt vi nhựa hơn.
Tác giả nghiên cứu Stacey Harper cho biết: “Sự tập trung vào vi nhựa và hiện nay là nhựa nano vẫn còn tương đối mới. Bây giờ chúng ta đang ở thời điểm đưa ra các quyết định chính sách không có cơ sở khoa học. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chemosphere và tạp chí Hazardous Materials mới đây.
Nguồn: Newatlas