Hậu quả đáng buồn từ vụ phun trào núi lửa Tonga

Một hòn đảo gần Tonga đã bị phá hủy bởi chính ngọn núi lửa đã hình thành nên nó, khi Tonga trỗi dậy như một "con quái thú". Đó là hòn đảo nổi lên từ đại dương vào năm 2015 có rất nhiều dạng sống độc đáo, nhưng vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế kỷ 21 đã xóa sổ nó hoàn toàn.
Đảo Hunga Tonga-Hunga Ha'apai nổi lên từ Thái Bình Dương do hoạt động núi lửa vào năm 2014 và 2015. Sự tồn tại 7 năm ngắn ngủi của nó đã mang đến cho các nhà khoa học cơ hội hiếm có để nghiên cứu cách thức sự sống phát triển trên các vùng đất mới, cho đến khi xảy ra vụ phun trào Tonga tàn khốc vào năm 2022 đã khiến nó "chết yểu".
Khoa học thực sự rất ngạc nhiên với những gì được tìm thấy. Thay vì các họ vi khuẩn được mong đợi sẽ xâm chiếm hòn đảo đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một nhóm vi khuẩn kỳ lạ nhiều khả năng đến từ sâu dưới lòng đất.
"Chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ thấy các sinh vật mới khi một dòng sông băng rút lui, hoặc vi khuẩn lam, những loài định cư ban đầu điển hình hơn - nhưng thay vào đó chúng tôi đã tìm thấy một nhóm vi khuẩn duy nhất chuyển hóa lưu huỳnh và khí trong khí quyển."

Hậu quả đáng buồn từ vụ phun trào núi lửa Tonga
Sự sống trên hòn đảo bị hủy diệt bởi vụ phun trào Tonga
Hunga Tonga-Hunga Ha'apai, được đặt tên theo hai hòn đảo mà nó mọc lên giữa, bắt đầu hình thành dưới nước vào tháng 12 năm 2014 sau khi núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào và nổi lên trên bề mặt đại dương, cuối cùng tạo thành một hòn đảo rộng 1,9 km vuông. Hunga Tonga-Hunga Ha'apai là vùng đất thứ ba trong vòng 150 năm qua xuất hiện và tồn tại hơn một năm, và là vùng đất đầu tiên ở các vùng nhiệt đới - mang đến cho họ cơ hội hiếm có để nghiên cứu sâu hơn.
Để tìm ra loại vi khuẩn mới đang thống trị hòn đảo, các nhà nghiên cứu đã thu thập 32 mẫu đất từ những bề mặt không có thảm thực vật khác nhau, sau đó trích xuất và phân tích DNA bên trong. Kết quả khiến họ vừa bất ngờ vừa thất vọng: vi khuẩn phổ biến nhất xung quanh nón núi lửa là những vi khuẩn tiêu thụ khí lưu huỳnh và hydro sunfua. Chúng có thể đã trôi dạt lên bề mặt hòn đảo thông qua mạng lưới núi lửa ngầm.
Họ cho rằng một trong những lý do xuất hiện của những vi khuẩn độc đáo này là do các đặc tính liên quan đến các vụ phun trào núi lửa: rất nhiều lưu huỳnh và khí hydro sunfua, có khả năng cung cấp nhiên liệu cho các loài độc nhất.

>>>Khoa học vừa đưa ra những tuyên bố bất ngờ về lõi Trái Đất

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top