Trong một xã hội còn đề cao giá trị ngoại hình, có rất nhiều người bị ám ảnh quá mức với cân nặng và việc đếm số lượng calo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì tập trung vào một con số calo nhất định, hãy chú ý nhiều hơn đến nguồn calo và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại cho cơ thể ta. Nếu lựa chọn đúng, bạn vẫn có thể ăn uống ngon miệng mà không sợ tăng cân.
Calo đại diện cho số đơn vị năng lượng mà cơ thể con người cần để tồn tại. Cơ thể chúng ta không thực sự quan tâm nguồn gốc lượng calo đó đến từ đâu, nó chỉ cần chúng cho việc duy trì sự sống. Calo trong thực phẩm cung cấp năng lượng thiết yếu, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, bạn sẽ tăng cân. Lượng calo dư thừa được lưu trữ dưới dạng mỡ.
Song nhiều loại đồ ăn hoặc thức uống có cùng giá trị calo với đồ ăn khác lại mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, như tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hóc môn, thậm chí làm chúng ta no lâu hơn.
Abby Langer, một chuyên gia dinh dưỡng tại Toronto, cho biết luôn có sự khác biệt trong cách cơ thể chúng ta xử lý từng loại calo, biến đổi để sử dụng hoặc lưu trữ năng lượng cho sau này. Vì vậy, cô không phải fan của việc đếm calo, chưa kể đến yếu tố như giới tính, tuổi tác hay thể trạng từng người cũng làm tiêu chuẩn calo thay đổi liên tục.
Calo từ carb (carbohydrate) được xử lý nhanh nhất, tiếp đến là protein, và cuối cùng là chất béo.
Có phải bạn cảm thấy hài lòng và no lâu hơn sau một bữa sáng với trứng và pho mát thay vì một tô ngũ cốc. Nếu một bữa sáng với ngũ cốc cung cấp cho bạn 200 calo, combo trứng và pho mat lại có lượng calo nhiều hơn nó rất nhiều, hầu hết mọi người đều cảm thấy vui với lựa chọn thứ nhất vì số calo thấp. Tuy nhiên, cơ thể đốt cháy carbohydrate trong ngũ cốc nhanh hơn so với protein và chất béo trong trứng, điều này làm bạn đói sớm hơn và do đó muốn ăn nhiều hơn.
Các loại carb nhiều chất xơ như bánh mì nguyên cám hoặc gạo lứt sẽ tốn nhiều thời gian tiêu hoá hơn bánh mì trắng và gạo, vì vậy bạn sẽ no lâu hơn và thỏa mãn hơn.
Ngay cả trong các chất dinh dưỡng đa lượng đó, vẫn tồn tại sự khác biệt trong cách chúng ảnh hưởng đến cơ thể sau quá trình tiêu hóa. So với các loại dầu ăn bão hóa, dầu o liu - một chất béo không bão hòa - không tích tụ trong niêm mạc mạch máu. Theo nhiều nghiên cứu, một số loại chất béo mà chúng ta coi là xấu có thể chứa các loại axit béo thiết yếu cho cơ thể chúng ta.
“Về cơ bản, quá trình sinh hóa để bẻ gãy chất béo đều giống nhau với mọi thức ăn. Song cách cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng từ chất béo sau đó là hoàn toàn khác nhau, như tình trạng viêm ở một số bộ phận”, tiến sĩ Niket Sonpal, một bác sĩ tiêu hóa ở thành phố New York cho biết.
Mọi thứ ngược lại với hạnh nhân - một thực phẩm nổi tiếng với khả năng giúp giảm cân và no lâu. Theo nghiên cứu của bộ Nông Nghiệp Mỹ vào năm 2012 và 2016, giá trị calo thực tế của hạnh nhân nguyên hạt thấp hơn 25% so với thông số thị trường, và hạnh nhân rang thấp hơn 19% so với nhãn dán.
Nghiên cứu cho biết quá trình rang và cắt hạt hạnh nhân là nguyên nhân làm giảm số calo của hạnh nhân, vì chúng phá vỡ thành tế bào và do đó làm thay đổi kích thước hạt.
Tuy nhiên, với bơ hạnh nhân, giá trị calo giữa bao bì và thực tế đều giống nhau. Nếu bạn chế biến những hạt hạnh nhân đó thành bơ, nghĩa là bạn đang chia nhỏ chất xơ của cả hạt, giúp cơ thể bạn dễ tiêu hóa và hấp thụ lượng calo đó hơn.
Ngoài việc không thực sự đáng tin cậy, tính calo có thể giảm cảm giác ngon miệng của chúng ta, vốn là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu một người đang đói và vẫn muốn đảm bảo số calo, họ có xu hướng ăn những món ăn nhanh cung cấp đủ lượng calo quy định trong chế độ ăn của họ, dù chúng tốt hay xấu, chẳng hạn như 6 chiếc bánh quy giòn.
Song điều đó không thực sự có ích vì nếu chỉ tập trung vào số lượng thay vì nguồn calo và giá trị dinh dưỡng, bạn có thể đói vào cuối ngày, ngay cả khi đã chạm định lượng calo quy định. Việc thường xuyên cảm thấy đói và không thỏa mãn có thể dẫn đến thói quen ăn uống vô điều độ sau này. Đây rõ ràng là lối sống không lành mạnh.
Nguồn: CNET
Song nhiều loại đồ ăn hoặc thức uống có cùng giá trị calo với đồ ăn khác lại mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, như tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hóc môn, thậm chí làm chúng ta no lâu hơn.
Abby Langer, một chuyên gia dinh dưỡng tại Toronto, cho biết luôn có sự khác biệt trong cách cơ thể chúng ta xử lý từng loại calo, biến đổi để sử dụng hoặc lưu trữ năng lượng cho sau này. Vì vậy, cô không phải fan của việc đếm calo, chưa kể đến yếu tố như giới tính, tuổi tác hay thể trạng từng người cũng làm tiêu chuẩn calo thay đổi liên tục.
Cơ thể chúng ta tiêu hóa calo theo những cách khác nhau
Mỗi loại thực phẩm đều có thành phần dinh dưỡng đa lượng khác nhau, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần theo đúng tỷ lệ để tồn tại. Khi ăn những loại thức ăn khác nhau, cơ thể chúng ta cũng tiêu hóa calo từ chúng khác nhau. Điển hình như việc hệ tiêu hóa dễ xử lý calo từ một chiếc bánh ngọt hơn là một quả bơ. Nhìn chung, thức ăn càng tốn thời gian tiêu hóa, lượng calo bạn có càng ít đồng thời bạn cũng no lâu hơn, và ngược lại.Calo từ carb (carbohydrate) được xử lý nhanh nhất, tiếp đến là protein, và cuối cùng là chất béo.
Có phải bạn cảm thấy hài lòng và no lâu hơn sau một bữa sáng với trứng và pho mát thay vì một tô ngũ cốc. Nếu một bữa sáng với ngũ cốc cung cấp cho bạn 200 calo, combo trứng và pho mat lại có lượng calo nhiều hơn nó rất nhiều, hầu hết mọi người đều cảm thấy vui với lựa chọn thứ nhất vì số calo thấp. Tuy nhiên, cơ thể đốt cháy carbohydrate trong ngũ cốc nhanh hơn so với protein và chất béo trong trứng, điều này làm bạn đói sớm hơn và do đó muốn ăn nhiều hơn.
Ngay cả trong các chất dinh dưỡng đa lượng đó, vẫn tồn tại sự khác biệt trong cách chúng ảnh hưởng đến cơ thể sau quá trình tiêu hóa. So với các loại dầu ăn bão hóa, dầu o liu - một chất béo không bão hòa - không tích tụ trong niêm mạc mạch máu. Theo nhiều nghiên cứu, một số loại chất béo mà chúng ta coi là xấu có thể chứa các loại axit béo thiết yếu cho cơ thể chúng ta.
“Về cơ bản, quá trình sinh hóa để bẻ gãy chất béo đều giống nhau với mọi thức ăn. Song cách cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng từ chất béo sau đó là hoàn toàn khác nhau, như tình trạng viêm ở một số bộ phận”, tiến sĩ Niket Sonpal, một bác sĩ tiêu hóa ở thành phố New York cho biết.
Nhãn dán bao bì không hoàn toàn chính xác
Thêm một lý do bạn không nên đếm số calo là nhãn dán trên bao bì thực phẩm có thể không đáng tin cậy. Thông thường, các nhãn này sẽ giảm 20% so với lượng calo thực tế từ thực phẩm. Nếu trên bao bì thanh granola (hỗn hợp các loại hạt dinh dưỡng và trái cây khô) bạn ăn ghi 200 calo, giá trị thực tế của nó có thể là 240 calo.Mọi thứ ngược lại với hạnh nhân - một thực phẩm nổi tiếng với khả năng giúp giảm cân và no lâu. Theo nghiên cứu của bộ Nông Nghiệp Mỹ vào năm 2012 và 2016, giá trị calo thực tế của hạnh nhân nguyên hạt thấp hơn 25% so với thông số thị trường, và hạnh nhân rang thấp hơn 19% so với nhãn dán.
Tuy nhiên, với bơ hạnh nhân, giá trị calo giữa bao bì và thực tế đều giống nhau. Nếu bạn chế biến những hạt hạnh nhân đó thành bơ, nghĩa là bạn đang chia nhỏ chất xơ của cả hạt, giúp cơ thể bạn dễ tiêu hóa và hấp thụ lượng calo đó hơn.
Đo lường sự thỏa mãn thay vì số calo
Nghiên cứu cũng cho thấy ám ảnh về lượng calo trên bao bì thức ăn không quan trọng bằng việc chọn lựa loại thực phẩm cung cấp cho bạn cả chất dinh dưỡng và sự hài lòng.Ngoài việc không thực sự đáng tin cậy, tính calo có thể giảm cảm giác ngon miệng của chúng ta, vốn là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu một người đang đói và vẫn muốn đảm bảo số calo, họ có xu hướng ăn những món ăn nhanh cung cấp đủ lượng calo quy định trong chế độ ăn của họ, dù chúng tốt hay xấu, chẳng hạn như 6 chiếc bánh quy giòn.
Song điều đó không thực sự có ích vì nếu chỉ tập trung vào số lượng thay vì nguồn calo và giá trị dinh dưỡng, bạn có thể đói vào cuối ngày, ngay cả khi đã chạm định lượng calo quy định. Việc thường xuyên cảm thấy đói và không thỏa mãn có thể dẫn đến thói quen ăn uống vô điều độ sau này. Đây rõ ràng là lối sống không lành mạnh.
Nguồn: CNET