Hết bất động sản lại đến ô tô, lãi đút túi, ế ẩm thì kêu gọi giải cứu. Thế là thế nào?

Christine May

Editor
Thành viên BQT
Sau bất động sản, ngành ô tô lại đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2023 và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu!
Hết bất động sản lại đến ô tô, lãi đút túi, ế ẩm thì kêu gọi giải cứu. Thế là thế nào?
Dữ liệu báo cáo tháng 1 – thời điểm trước Tết Nguyên đán 2023 – của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam cho thấy, doanh số bán hàng tháng đầu năm 2023 toàn thị trường đạt 17.852 xe, giảm 60% so với tháng 12/2022 và 54% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, doanh số bán xe trong nước giảm gần một nửa, chỉ đạt 9.228 xe. Có hãng xe lượng bán chỉ bằng 30% của một tháng trước đó. Hiệp hội này nhận diện đây là tín hiệu bất thường, đáng ngại vì tháng có Tết thường là thời điểm lượng bán tăng cao. Không rõ Chính phủ có đáp ứng yêu sách của ngành ô tô không, nhưng nếu đồng ý thì e rằng Chính phủ sẽ phải ra tay cứu giúp không xuể vì tình hình sản xuất chung gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng, nhu cầu thế giới sụt giảm trong khi lãi suất ngân hàng ở mức cao. Chưa kể, nó không giải quyết được tận gốc của vấn đề: thu nhập của người dân bị giảm, trong khi giá cả thị trường rình rập tăng! Tôi cho rằng muốn giải quyết được vấn đề này, trước hết làm thế nào để phát triển sản xuất, xuất khẩu, giảm bớt các chi phí trung gian như phí, lệ phí, lãi suất… Cần thêm nữa các chính sách giảm thuế, hỗ trợ liên quan đến miếng cơm manh áo, tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cũng như cải thiện việc làm và thu nhập cho số đông. Có như vậy, đời sống của người dân mới được cải thiện, vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế. Khi điều kiện sống được nâng cao, những món hàng xa xỉ như ô tô, bất động sản sẽ khắc tiêu thụ được. Còn hiện tại, khi kinh tế khó khăn, có giải cứu bất động sản, ô tô mà hầu bao người dân hạn hẹp cũng khó có thể kích cầu. Chưa kể, những mặt hàng này trước đó bán chạy, giá cao, lãi đậm thì bây giờ có gặp khó khăn lấy lãi trước đó mà đập vào. Trong kinh doanh có lúc lãi lỗ, không thể lúc nào lãi thì một mình hưởng, nhưng lỗ lại kêu gọi giải cứu như anh ô tô, bất động sản được.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
ủng hộ việc không giải cứu, để DN lấy lãi bù lỗ, nhưng nói là 1 mình hưởng thì ko đúng, DN có đóng tiền thuế và giải quyết việc làm cho ng lao động
 
Việt Nam hay có cái trò hề giải cứu thịt lợn, giải cứu BĐS, giải cứu ô tô......, nói thẳng ra là giải cứu các đại gia cho đúng bản chất, sao chưa bao giờ phun ra được khẩu hiệu giải cứu dân nghèo, dân bị lũ lụt thiên tai...
 
Thành viên mới đăng
Top