VNR Content
Pearl
Khi bạn phát hiện ra một món đồ công nghệ nào đó đang được bán với giá rẻ đến khó tin trên các trang thương mại điện tử, không loại trừ khả năng, đây là một trò lừa đảo.Theo đó, đây là tình huống đã diễn ra với Roman Hartung, chủ của kênh Youtube công nghệ 'der8auer' với 169 nghìn người theo dõi. Trong video mới nhất được đăng tải lên kênh, Youtuber này đã chia sẻ về câu chuyện mua một chiếc ổ SSD dung lượng 4TB nhãn hiệu Samsung có tên mã “980 EVO' với mức giá cực ‘hời’ trên nền tảng AliExpress.
Theo trang Tom's Hardware, Roman Hartung đã mua thử ổ SSD trên sau khi được khán giả giới thiệu. Tất nhiên, mặc dù biết rõ ràng đây là ‘hàng nhái’, Youtuber này vẫn quyết định xuống tiền để tận mắt ‘kiểm chứng’.
Theo đó, dấu hiệu nghi vấn đầu tiên đến từ mức giá. Ổ SSD dung lượng 4TB của Samsung được bán với giá khoảng 44 USD trên AliExpress, tức rẻ hơn tới gần chục lần so với các loại ổ chính hãng có cùng mức dung lượng trên thị trường. Bản thân tên mã của sản phẩm cũng rất đáng ngờ, khi ‘980 EVO' (được ghi trên vỏ hộp) thậm chí còn không tồn tại trong danh mục sản phẩm của Samsung, chưa nói đến phiên bản 4TB.
Hartung cũng chỉ ra nhiều điểm đáng ngờ trên bao bì của hộp đựng sản phẩm. Ở mặt trước, vỏ hộp ghi đây là một ổ SSD chuẩn M.2 NVME. Tuy nhiên, tốc độ đọc ghi của ổ lại khá chậm so với một mẫu ổ SSD chuẩn NVME, khi chỉ tương đương với ổ chuẩn M.2 SATA. Trên thực tế, khi mở hộp, ổ thực sự sử dụng chân kết nối SATA.
Chưa kể đến, sau khi gỡ bỏ lớp sticker dán trên ổ, Youtuber này cũng phát hiện hành động tẩy xóa toàn bộ dấu hiệu nhận dạng các linh kiện của ổ, đơn giản như của chip điều khiển SSD. Mặc dù có thể đọc một số mã số trên chip NAND flash (với tận 2 mã số khác nhau trên 1 ổ SSD), der8auer không thể tìm thấy bất kỳ thông tin kỹ thuật nào về chúng.
Sau khi mở hộp, der8auer tiếp tục kiểm tra trực quan của mình, giương cao nhiều lá cờ đặc biệt khác nhau cho ổ đĩa 'Samsung'. Bóc nhãn dán cho thấy rằng bất kỳ ai lắp ráp thiết bị M.2 này đã xóa mọi dấu hiệu nhận dạng khỏi chip điều khiển SSD. Mặc dù có thể đọc một số mã số trên chip NAND flash, trong đó chỉ có hai con (trên SSD một mặt này), der8auer không thể tìm thấy bất kỳ thông tin kỹ thuật nào về chúng.
Sau khi xem xét bề ngoài của ổ, der8auer quyết lắp ổ SSD 'Samsung 980 EVO 4TB' mới của mình vào máy tính để kiểm tra thông số. Khá ngạc nhiên, khi kết nối, Windows đã hiển thị thiết bị này dưới dạng ổ đĩa SSD với dung lượng còn trống là 3,72 TB.
Thậm chí, công cụ kiểm tra ổ cứng nổi tiếng CrystalDisk Info cũng hiển thị mức dung lượng còn trống nói trên. Tuy nhiên, khi chạy thử các bài đánh giá về tốc độ đọc ghi, mẫu ổ SSD “'Samsung 980 EVO 4TB” này mới thực sự…”lộ nguyên hình”. Theo đó, tốc độ đọc được ghi nhận là 36,25 MB/s và tốc độ ghi thậm chí còn tệ hơn, chỉ đạt 0,84 MB/s. Có thể thấy, tốc độ của ổ SSD ‘nhái’ thậm chí còn chậm hơn so với các ổ SSD, vốn có giá rẻ hơn nhiều.
Được biết, cùng với chiếc SSD Samsung 4 TB giả, Roman Hartung cũng đã mua thử thêm một loạt ổ lưu trữ hàng nhái khác trên AliExpress để kiểm chứng. Chẳng hạn, Youtuber này đã mua 2 ổ SSD gắn ngoài thương hiệu Seagate với dung lượng quảng cáo từ 64 và 128TB, cùng một ổ cứng M.2 có mã sản phẩm là “Samsung 980 Pro 4 TB” (trong khi phiên bản chính hãng còn chưa ra mắt trên thị trường).
Đương nhiên, chúng đều có giá bán rất rẻ, kèm theo chất lượng thường thấy của một sản phẩm hàng giả. Chẳng hạn, bên trong chiếc “Seagaate 64TB” chỉ gắn kèm…một bộ chuyển đổi USB sang thẻ nhớ microSD, cùng với một thẻ nhớ dung lượng 64 GB.
Trong khi đó, mẫu ổ SSD ‘nhái’ Samsung 980 PRO 4TB (có giá bán 55 USD) có khá khẩm hơn đôi chút, khi đạt tốc độ đọc và ghi lần lượt là 2,473 MB và 1,057 MB. Tuy nhiên, tốc độ ghi này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, trước khi giảm mạnh do thiếu bộ nhớ đệm. Ngoài ra, dung lượng 4TB của ổ thực chất chỉ đạt gần 1TB.
Tất nhiên, với những người dùng không có kinh nghiệm và hiểu biết về linh kiện PC, việc nhận biết hàng giả hay thật là một thử thách không đơn giản. Nói cách khác, nếu thấy một linh kiện phần cứng mới tinh nhưng lại được bán trên các sàn TMĐT, đặc biệt là các sàn ở Trung Quốc với giá rẻ hơn rất nhiều lần trên so với giá niêm yết, hãy cẩn thận nếu không muốn mua phải hàng nhái.
Tham khảo Tomshardware
Theo trang Tom's Hardware, Roman Hartung đã mua thử ổ SSD trên sau khi được khán giả giới thiệu. Tất nhiên, mặc dù biết rõ ràng đây là ‘hàng nhái’, Youtuber này vẫn quyết định xuống tiền để tận mắt ‘kiểm chứng’.
Theo đó, dấu hiệu nghi vấn đầu tiên đến từ mức giá. Ổ SSD dung lượng 4TB của Samsung được bán với giá khoảng 44 USD trên AliExpress, tức rẻ hơn tới gần chục lần so với các loại ổ chính hãng có cùng mức dung lượng trên thị trường. Bản thân tên mã của sản phẩm cũng rất đáng ngờ, khi ‘980 EVO' (được ghi trên vỏ hộp) thậm chí còn không tồn tại trong danh mục sản phẩm của Samsung, chưa nói đến phiên bản 4TB.
Chưa kể đến, sau khi gỡ bỏ lớp sticker dán trên ổ, Youtuber này cũng phát hiện hành động tẩy xóa toàn bộ dấu hiệu nhận dạng các linh kiện của ổ, đơn giản như của chip điều khiển SSD. Mặc dù có thể đọc một số mã số trên chip NAND flash (với tận 2 mã số khác nhau trên 1 ổ SSD), der8auer không thể tìm thấy bất kỳ thông tin kỹ thuật nào về chúng.
Sau khi mở hộp, der8auer tiếp tục kiểm tra trực quan của mình, giương cao nhiều lá cờ đặc biệt khác nhau cho ổ đĩa 'Samsung'. Bóc nhãn dán cho thấy rằng bất kỳ ai lắp ráp thiết bị M.2 này đã xóa mọi dấu hiệu nhận dạng khỏi chip điều khiển SSD. Mặc dù có thể đọc một số mã số trên chip NAND flash, trong đó chỉ có hai con (trên SSD một mặt này), der8auer không thể tìm thấy bất kỳ thông tin kỹ thuật nào về chúng.
Thậm chí, công cụ kiểm tra ổ cứng nổi tiếng CrystalDisk Info cũng hiển thị mức dung lượng còn trống nói trên. Tuy nhiên, khi chạy thử các bài đánh giá về tốc độ đọc ghi, mẫu ổ SSD “'Samsung 980 EVO 4TB” này mới thực sự…”lộ nguyên hình”. Theo đó, tốc độ đọc được ghi nhận là 36,25 MB/s và tốc độ ghi thậm chí còn tệ hơn, chỉ đạt 0,84 MB/s. Có thể thấy, tốc độ của ổ SSD ‘nhái’ thậm chí còn chậm hơn so với các ổ SSD, vốn có giá rẻ hơn nhiều.
Được biết, cùng với chiếc SSD Samsung 4 TB giả, Roman Hartung cũng đã mua thử thêm một loạt ổ lưu trữ hàng nhái khác trên AliExpress để kiểm chứng. Chẳng hạn, Youtuber này đã mua 2 ổ SSD gắn ngoài thương hiệu Seagate với dung lượng quảng cáo từ 64 và 128TB, cùng một ổ cứng M.2 có mã sản phẩm là “Samsung 980 Pro 4 TB” (trong khi phiên bản chính hãng còn chưa ra mắt trên thị trường).
Trong khi đó, mẫu ổ SSD ‘nhái’ Samsung 980 PRO 4TB (có giá bán 55 USD) có khá khẩm hơn đôi chút, khi đạt tốc độ đọc và ghi lần lượt là 2,473 MB và 1,057 MB. Tuy nhiên, tốc độ ghi này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, trước khi giảm mạnh do thiếu bộ nhớ đệm. Ngoài ra, dung lượng 4TB của ổ thực chất chỉ đạt gần 1TB.
Tất nhiên, với những người dùng không có kinh nghiệm và hiểu biết về linh kiện PC, việc nhận biết hàng giả hay thật là một thử thách không đơn giản. Nói cách khác, nếu thấy một linh kiện phần cứng mới tinh nhưng lại được bán trên các sàn TMĐT, đặc biệt là các sàn ở Trung Quốc với giá rẻ hơn rất nhiều lần trên so với giá niêm yết, hãy cẩn thận nếu không muốn mua phải hàng nhái.
Tham khảo Tomshardware