Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?

Sự hiểu biết của chúng ta về tác động của ánh sáng mặt trời - cụ thể là bức xạ UV - đối với cơ thể đã phát triển rõ rệt trong nhiều thế kỷ qua.

Bức xạ UV được phát hiện khi nào?

Năm 1800, nhà thiên văn học người Anh William Herschel đã gắn các bộ lọc màu vào kính thiên văn để quan sát mặt trời một cách an toàn, không bị ánh sáng của nó làm lóa mắt. Ông nhận thấy nhiệt độ của kính thiên văn đã thay đổi khi áp các bộ lọc màu khác nhau.
Đặc biệt, Herschel đã sử dụng một lăng kính để phá vỡ ánh sáng trắng và đặt một nhiệt kế vào quang phổ mà nó tạo ra, nhiệt độ tăng lên khi nhiệt kế di chuyển và cao nhất ở ngoài điểm cuối màu đỏ dải quang phổ, nơi không có ánh sáng khả kiến.

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Phân tích phổ tại Viện Bách khoa Hoàng gia, những năm 1880-1890
Một năm sau, nhà khoa học người Đức Johann Ritter đã lấy cảm hứng từ những phát hiện của Herschel để tiếp tục nghiên cứu, xem liệu có những tia vô hình nào khác trong quang phổ hay không.
Để tiến hành, ông cho hợp chất bạc clorua tiếp xúc với quang phổ. Bạc clorua chuyển sang màu đen dưới ánh sáng, Ritter nhận thấy điều này xảy ra nhanh nhất ngoài điểm cuối màu tím của quang phổ.
"Các tia hóa học" mà Ritter cho là hiện tượng này sau này được gọi là tia cực tím.

Tia cực tím đã được ứng dụng để điều trị bệnh lao vào cuối thế kỷ 19

Vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã tiếp tục có những khám phá mới về bản chất của ánh sáng mặt trời, cũng như những ảnh hưởng của nó với cơ thể con người. Phát hiện của họ đã xác định mặt trời như một nguồn lợi sức khỏe dồi dào cho con người.
Năm 1882, bác sĩ và nhà khoa học người Đức Robert Koch phát hiện ra bệnh lao do khuẩn lao (myobacterium tuberculosis) gây ra, vi khuẩn này chết khi để dưới ánh sáng mặt trời. Koch nói rằng: Ánh sáng mặt trời có khả năng tiêu diệt trực khuẩn lao khá nhanh, nếu để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong vài phút đến vài giờ, vi khuẩn sẽ bị chết hết. Dạng ánh sáng mặt trời khuếch tán mặc dù chậm hơn những kết quả cuối cùng cũng tương tự. Những mầm mống trực khuẩn lao đặt cảnh cửa sổ sẽ chết sau 5 đến 7 ngày.

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Tuy nhiên, Koch không phải là người đầu tiên cho rằng ánh sáng mặt trời có thể là một chất có khả năng diệt khuẩn. Từ năm 1877, hai nhà hóa học Arthur Downes và Thomas Blunt đã chỉ ra rằng tia cực tím có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Và sau đó, vào năm 1893, bác sĩ Đan Mạch Niels Ryberg Finsen phát hiện ra rằng lupus vulgaris, một bệnh nhiễm trùng lao ở da, có phản ứng tích cực hơn với ánh sáng mặt trời và ông đã đề xuất tắm nắng cho tất cả các dạng bệnh lao.
Năm 1903, Finsen đã sử dụng bức xạ cực tím từ đèn hồ quang mà ông phát minh ra để điều trị cho hàng trăm bệnh nhân lao, nỗ lực tuyệt vời này của ông đã được trao giải Nobel. Đèn hồ quang phát ra ánh sáng có quang phổ tương tự như ánh sáng mặt trời. Nó có các thấu kính tinh thể đá được thiết kế đặc biệt để phát ra tia UV, lọc bỏ các bước sóng khác và đã được chứng minh là hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn lao.
Cùng thời gian này, rất nhiều viện điều dưỡng cung cấp các phương pháp trị liệu bằng ánh sáng mặt trời mọc lên khắp các nước Châu Âu và Châu Mỹ, trở thành nơi mà rất nhiều bệnh nhân tìm đến để điều trị lao qua da và phẫu thuật, duy trì cho đến giữa thế kỷ 20.

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Viện điều dưỡng Mont Alto cho bệnh lao, Pennsylvania, những năm 1920

Mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và Vitamin D

Vào giữa thế kỷ 19, bệnh còi xương trở nên phổ biến ở trẻ em và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, trở thành một tai họa của những dân nghèo thành thị, nhưng nguyên nhân của nó vẫn còn là một bí ẩn.
Năm 1890, bác sĩ và nhà truyền giáo người Anh Theobald A. Palm đã tiến hành một cuộc khảo sát nghiên cứu, cho thấy tỷ lệ còi xương ở khu vực thành thị cao hơn so với những khu vực nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. Ông bắt đầu ủng hộ phương pháp trị liệu còi xương ở trẻ em thông qua tắm nắng.
Tuy nhiên, phải mất một thời gian khá dài để lý thuyết của ông được chứng thực. Đến năm 1920, bác sĩ Edward Mellanby đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh còi xương và chế độ ăn uống thiếu chất. Sau đó, khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nhà vi trùng học người Anh Harriette Chick nhận thấy trẻ em bị còi xương nếu được kết hợp cả dinh dưỡng tốt và tắm nắng sẽ cải thiện đáng kể tình hình.

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Cuối cùng, nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau đã kết luận rằng có một loại vitamin chưa từng được phát hiện trước đây đang hoạt động trong cơ thể người. Sau này nó được gọi là Vitamin D. Các nhà khoa học cũng xác định dầu cá là một nguồn cấp Vitamin D dồi dào, nhưng nó cũng có thể được tạo ra trong da nếu da người nhận đủ năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tổng hợp được nó.
Như vậy, 2 giải pháp đã được xác định rõ ràng cho vấn đề còi xương khi đó gồm ánh sáng mặt trời đầy đủ và chế độ ăn uống cung cấp đủ Vitamin D. Tuy nhiên, các khu vực thành thị thời bấy giờ chủ yếu là bóng tối và các khu đông dân cư, có nhiều sương mù và khói cản ánh sáng mặt trời (vốn là những nguồn sáng hiệu quả nhất trong việc chống lại bệnh tật).
Chỉ có một giải pháp duy nhất để hưởng lợi từ ánh sáng mặt trời, là những người bị còi xương cần phải rời khỏi thành phố nơi mình sống hoặc điều trị bằng liệu pháp ánh sáng mặt trời nhân tạo.

Đèn mặt trời từng rất được ưa chuộng

Một trong những người đề xuất liệu pháp ánh sáng gây tranh cãi nhất là John Harvey Kellogg, một bác sĩ quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng, việc tập thể dục cũng như các phương pháp điều trị qua môi trường. Ông đã thiết kế một chiếc đèn chiếu sáng tủ có kích thước vừa đủ để điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh thấp khớp, tiểu đường và thiếu máu.
Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Kellogg cho rằng ánh sáng mặt trời nhân tạo khiến da sản sinh màu tốt hơn, do đó nó sẽ "hút máu" hiệu quả ra khỏi các vùng sưng tấy và các cơ quan bị bệnh, sau đó máu sẽ được cố định trên các phần của da bằng nước lạnh. Lý thuyết của Kellogg nghe có vẻ hơi trừu tượng và cuối cùng bị bác bỏ, nhưng những phòng tắm ánh sáng của ông vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và châu Âu, được coi như một phương pháp kết hợp giữa điều trị y tế và thư giãn.
Vào những năm 1920, làn da rám nắng được xem là một làn da khỏe mạnh, được nhiều người xem như chuẩn mực của hạnh phúc, nhất là ở Châu Âu và Châu Mỹ, một phần nhờ vào các ý tưởng y học về ánh sáng mặt trời.
Vào những thời điểm thời tiết u ám, ít ánh nắng mặt trời, những người có những khu vực này có thể sử dụng đèn chiếu sáng mặt trời trong nhà để tắm nắng. Những mô hình này đã có sẵn và hứa hẹn sẽ mang đến những lợi ích cả về sức khỏe lẫn sắc đẹp.
Đèn mặt trời nhân tạo cho đến ngày nay vẫn được ứng dụng rộng rãi, nhưng trong quá khứ vào những năm 1920 và 1930, chúng đã đạt đến điểm huy hoàng nhất ở châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo tia UV phát ra từ giường tắm nắng có thể nguy hiểm.

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Ngay cả những con chó cũng được hưởng lợi từ việc điều trị bằng tia UV

Những rủi ro của việc tiếp xúc với tia cực tím lần đầu được biết đến

Vào đầu năm 1900, Heliotherapy (liệu pháp tắm nắng) đã được thiết lập một cách chắc chắn về ý tưởng rằng mặt trời như một nguồn cung cấp sức khỏe tốt. Năm 1905, New York Times đăng một bài xã luận với giọng văn "than thở" rằng ánh sáng mặt trời luôn là điều đáng mơ ước của nhiều người.
"Họ đang làm điều đó dưới sự ảo tưởng kỳ lạ mà không có bất cứ cơ sở thực tế nào, họ đang trở lại với tự nhiên và tạo ra một nguồn dự trữ sức khỏe để sử dụng trong tương lai. Nhưng sự thật là họ đang tận dụng những cơ hội trong tuyệt vọng để phá hủy sức khỏe của chính mình, có thể tạo ra nhiều rắc rối lớn trong tương lai. Chúng ta cần xem xét và hiểu rõ sự bất khả kháng hoàn toàn của 'rám nắng' đối với sức khỏe."
Mặc dù mặt trời được nhiều người coi trọng với vấn đề sức khỏe, nhưng nó vẫn có thể gây hại cho cơ thể theo nhiều cách, từ say nắng đến bỏng da hoặc các tổn thương mắt. Điều này cũng không có gì mới khi con người từng tìm cách che chắn cơ thể khỏi những tác hại của ánh sáng mặt trời, nghĩ ra những trang phục bảo hộ hoặc các loại thuốc chức năng.

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Cho đến hiện tại thì chúng ta đã hoàn toàn công nhận về mối liên hệ nhân quả giữa việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bệnh tật, nhưng những nghi ngờ về khả năng gây hại của tia cực tím đã được biết đến từ lâu.
Vào năm 1984, bác sĩ Paul G. Unna trong một bài báo của mình đã nói đến những mối liên hệ giữa bệnh ng thư da ở các thủy thủ với việc tiếp xúc với tia cực tím. Sau đó vài năm, một nghiên cứu dịch tễ học về bệnh ung thư da ở những lao động nông thôn cũng chỉ ra bệnh ung thư da phổ biến hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một bằng chứng khác cũng xuất hiện vào năm 1928, khi George Findlay cố tính gây ra bệnh ung thư da ở chuột bằng cách cho chúng tiếp xúc với bức xạ hồ quang thủy ngân.
Vào giữa thế kỷ 20, những lời cảnh báo về sức khỏe cũng đã bắt đầu được người dân ý thức được, từ từ len lỏi nhưng chắc chắn và thái độ của con người đối với những rủi ro từ bức xạ mặt trời cũng đã bắt đầu thay đổi. Một bài báo vào năm 1963 trên tạp chí Time viết rằng "Có những bằng chứng không thể phủ nhận rằng tác động của mặt trời là tích lũy, tại một số thời điểm sẽ không thể đảo ngược. Trong đó rõ ràng nhất là việc tiếp xúc lâu ngày với ánh sáng mặt trời có thể là một trong những yếu tố chính sản sinh ra các tình trạng tiền ung thư và ung thư của da."

Hiểu biết của nhân loại về bức xạ UV đã thay đổi như thế nào trong lịch sử?
Vào những năm 1980, thái độ của con người với mặt trời rơi vào tình trạng hoang mang, thậm chí hoảng loạn. Đến nỗi vào năm 1982, một phóng viên đã viết rằng gần như 400.000 trường hợp ung thư da mới ở giai đoạn này đều "có thể bị đổ lỗi cho việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời." Bác sĩ da liễu Fred Urbach đã cảnh báo tại Đại hội Thế giới về Ung thư Da năm 1983 rằng "chỉ cần tiếp xúc một ngày cũng có thể gây ra tổn thương."

Quan điểm ngày nay về những lợi ích và rủi ro của bức xạ cực tím từ mặt trời đã thay đổi như thế nào?

Những nỗi sợ hãi cũng đã giảm nhẹ kể từ những năm 1980, tuy nhiên ung thư da vẫn là một mối quan tâm lớn về sức khỏe toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 2 đến 3 triệu ca ung thư da không hắc tố và 132.000 ca ung thư da hắc tố xảy ra trên toàn cầu mỗi năm, bệnh ung thư da cũng ngày càng trầm trọng do sự suy giảm của tầng ozôn.
Ngày nay, ánh sáng mặt trời tự nhiên cũng được khuyến nghị kết hợp với dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể nhận đủ Vitamin D. Trên khắp thế giới, tia cực tím cũng đã được sử dụng để khử trùng tại các bệnh viện và phòng khám, một trong những y tế nổi tiếng nhất là việc điều trị chứng Rối loạn Tâm lý theo mùa (SAD), một căn bệnh trầm cảm phức tạp có vẻ như khởi phát do thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông, được trị liệu bằng loại đèn mô phỏng ánh sáng tự nhiên.
Không thể phủ nhận một điều, ánh sáng mặt trời vẫn đang và có lẽ sẽ vẫn có khả năng chữa bệnh cũng như nuôi dưỡng cơ thể.
Nguồn
Sciencemuseum
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top