Khi tìm mua 1 ổ cứng HDD hoặc SSD mới cho chiếc PC, chúng ta thường chỉ xem xét đến dung lượng. Tuy nhiên, nếu hiệu năng là điều quan trọng đối với bạn thì có một vài chỉ số bạn cần hiểu, đó là hiệu năng đọc/ghi tuần tự và ngẫu nhiên.
Nhưng những chỉ số hiệu năng này là gì? Chúng ta có nên dựa vào chúng quá nhiều như những quảng cáo của nhà sản xuất hay không?
Khi đưa dữ liệu mới vào ổ đĩa, quá trình này được gọi là ghi. Nó diễn ra khi bạn thực hiện các thao tác như lưu 1 file mới hoặc sửa đổi file cũ. Trong khi đó, quá trình đọc diễn ra khi bạn truy cập vào dữ liệu. Thao tác này có thể là mở tài liệu văn bản, ảnh, chương trình hoặc bất cứ thứ gì khác được lưu trên ổ đĩa của bạn.
Cách thức hoạt động của những thao tác này thay đổi dựa vào việc đó là ổ cứng HDD truyền thống hay SSD. Các ổ cứng truyền thống (HDD) có những bộ phận cơ học, bao gồm đầu đọc/ghi và phiến đĩa quay để lưu trữ thông tin. Để truy xuất dữ liệu, đầu đọc phải được đặt tại điểm mà dữ liệu được lưu trữ trên phiến đĩa. Nó tương tự như một đầu ghi cần phải thả kim ghi vào đúng vị trí của bản ghi để phát bài hát bạn muốn. Điểm khác biệt là ổ cứng hoạt động nhanh và chính xác hơn nhiều so với đầu ghi.
Những ổ cứng SSD lại không có các bộ phận cơ. Thay vào đó, các ổ đĩa này được tạo thành từ không gian tiết kiệm dữ liệu, được gọi là ô (cell). Chúng được nhóm lại với nhau tạo thành các trang (page), sau đó lại được kết hợp lại nhằm tạo thành các khối (block).
Dù SSD rất nhanh khi đọc và ghi dữ liệu, những ổ cứng đời mới thậm chí còn nhanh hơn, thế nhưng, chúng có thể bị chậm đi một chút khi ghi đè dữ liệu, tức thay thế dữ liệu cũ bằng dữ liệu mới. Đó là bởi SSD chỉ có thể ghi dữ liệu vào các trang có sẵn, nghĩa là những trang đó không có bất kỳ dữ liệu nào bên trong. Nếu ổ đĩa của bạn không có đủ dung lượng trống thì SSD buộc phải xóa dữ liệu theo khối. Do cần phải xóa dữ liệu ở cấp độ khối, nó có thể cần phải sao chép toàn bộ khối và ghi lại toàn bộ khối bằng dữ liệu mới mà bạn đã yêu cầu nó lưu lại.
Tất cả điều này xảy ra trong một phần nhỏ giây, nhưng lý do cho một quá trình vòng vèo như vậy xuất phát từ việc nếu SSD cố gắng xóa dữ liệu ở cấp độ trang thấp hơn, nó có nguy cơ sẽ làm hỏng dữ liệu gần đó, vốn không nằm trong hàng đợi xóa.
Khi sử dụng ổ cứng, quá trình đọc/ghi tuần tự giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Đầu đọc/ghi của ổ đĩa sẽ chạm vào phần ổ đĩa lưu file hoặc ghi dữ liệu và bắt đầu hoạt động. Nếu có SSD, các hoạt động tuần tự cũng có thể diễn ra nhanh hơn một chút vì bạn đang ghi hoặc đọc từ 1 nhóm khối.
Mặt khác, hiệu năng đọc/ghi ngẫu nhiên đề cập đến việc đọc hoặc ghi các file nhỏ nằm rải rác trong ổ đĩa. Điều này có thể phản ánh những gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện các công việc như mở tài liệu Word hay mở 1 bảng tính Excel trong lúc khởi chạy Chrome. Các ổ cứng HDD truyền thống khó thực hiện những hoạt động ngẫu nhiên hơn so với SSD, bởi nó làm tăng thời gian tìm kiếm, khi đầu đọc/ghi phải tự định vị để lấy dữ liệu được yêu cầu.
Nếu đang sử dụng PC chủ yếu để đọc và ghi các file lớn thì hiệu năng tuần tự trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta, việc chú ý kỹ đến hiệu năng ngẫu nhiên sẽ hữu ích hơn vì nó thường phản ánh cách chúng ta sử dụng máy tính hàng ngày hơn.
Vấn đề là không phải mọi ổ đĩa trên thị trường đều đưa ra các con số đọc/ghi ngẫu nhiên bởi các số liệu tuần tự thường trông ấn tượng hơn. Khi không thể tìm thấy các chỉ số ngẫu nhiên cho ổ đĩa mà bạn quan tâm, hãy tham khảo những bài đánh giá trên internet, cân nhắc đến những tùy chọn thay thế hoặc trong trường hợp tệ nhất là mua nó và hi vọng điều tốt nhất. Nếu chọn chiến lược “mua mù”, tốt nhất là bạn nên chọn 1 thương hiệu có tiếng, đặc biệt là đối với SSD.
Các số liệu ngẫu nhiên thương được thể hiện bằng đơn vị số lượng hoat động vào/ra mỗi giây (IOPs). Ổ đĩa lưu trữ có thể thực hiện nhiều hoạt động mỗi giây thì nó càng hoạt động tốt hơn. Vấn đề là có một số thử nghiệm có thể đưa ra những con số IOPs chênh lệch và không phản ánh được những gì bạn sẽ thấy khi sử dụng thông thường tại nhà. Nói chung, đối với các thử nghiệm IOPs, bạn hãy chú ý đến độ sâu hàng đợi (QD) là 1 hoặc tối đa là 8. Độ sâu hàng đợi chính là số lượng hoạt động nằm trong hàng đợi và chờ ổ đĩa xử lý. Cách thức hoạt động của firmware ổ đĩa lưu trữ cũng chỉ ra rằng độ sâu hàng đợi càng lớn, ổ đĩa càng hoạt động hiệu quả. Vấn đề là hầu hết người dùng tại nhà thường “mắc kẹt” ở mức độ sâu hàng đợi 8. Đó là lý do tại sao số đo từ 1 đến 8 thường cho chúng ta hiểu rõ hơn về mức hiệu năng có thể mong đợi.
Tuy nhiền, hầu hết mọi người không thực sự cần phải hiểu quá rõ những điều này. Chỉ cần mua SSD từ 1 nhà sản xuất lưu trữ danh tiếng với mức dung lượng bản thân cần với mức giá có thể mua được. Nếu dung lượng quan trọng hơn thì hãy mua ổ cứng HDD tiêu chuẩn vì chúng mang đến giá trị tốt hơn để lưu trữ dung lượng lớn, ít nhất là trong vài năm tới.
Nguồn: How To Geek
Đọc và ghi là gì?
Bất kỳ loại bộ nhớ lưu trữ nào, dù là SSD gắn trong, ổ cứng bên ngoài hay bộ nhớ flash 8GB, đều có 2 nhiệm vụ chính: đưa dữ liệu vào ổ hoặc truy cập dữ liệu có trên ổ.Khi đưa dữ liệu mới vào ổ đĩa, quá trình này được gọi là ghi. Nó diễn ra khi bạn thực hiện các thao tác như lưu 1 file mới hoặc sửa đổi file cũ. Trong khi đó, quá trình đọc diễn ra khi bạn truy cập vào dữ liệu. Thao tác này có thể là mở tài liệu văn bản, ảnh, chương trình hoặc bất cứ thứ gì khác được lưu trên ổ đĩa của bạn.
Cách thức hoạt động của những thao tác này thay đổi dựa vào việc đó là ổ cứng HDD truyền thống hay SSD. Các ổ cứng truyền thống (HDD) có những bộ phận cơ học, bao gồm đầu đọc/ghi và phiến đĩa quay để lưu trữ thông tin. Để truy xuất dữ liệu, đầu đọc phải được đặt tại điểm mà dữ liệu được lưu trữ trên phiến đĩa. Nó tương tự như một đầu ghi cần phải thả kim ghi vào đúng vị trí của bản ghi để phát bài hát bạn muốn. Điểm khác biệt là ổ cứng hoạt động nhanh và chính xác hơn nhiều so với đầu ghi.
Dù SSD rất nhanh khi đọc và ghi dữ liệu, những ổ cứng đời mới thậm chí còn nhanh hơn, thế nhưng, chúng có thể bị chậm đi một chút khi ghi đè dữ liệu, tức thay thế dữ liệu cũ bằng dữ liệu mới. Đó là bởi SSD chỉ có thể ghi dữ liệu vào các trang có sẵn, nghĩa là những trang đó không có bất kỳ dữ liệu nào bên trong. Nếu ổ đĩa của bạn không có đủ dung lượng trống thì SSD buộc phải xóa dữ liệu theo khối. Do cần phải xóa dữ liệu ở cấp độ khối, nó có thể cần phải sao chép toàn bộ khối và ghi lại toàn bộ khối bằng dữ liệu mới mà bạn đã yêu cầu nó lưu lại.
Tất cả điều này xảy ra trong một phần nhỏ giây, nhưng lý do cho một quá trình vòng vèo như vậy xuất phát từ việc nếu SSD cố gắng xóa dữ liệu ở cấp độ trang thấp hơn, nó có nguy cơ sẽ làm hỏng dữ liệu gần đó, vốn không nằm trong hàng đợi xóa.
Chúng ta làm gì với những ổ đĩa lưu trữ của mình?
Ý tưởng đằng sau các chỉ số đọc/ghi tuần tự và ngẫu nhiên là nhằm phản ánh cách chúng ta sử dụng ổ đĩa lưu trữ của mình hàng ngay. Nếu cần chuyển 1 file lớn vào ổ đĩa của mình hoặc truy cập vào file lớn đó, thì đã đến lúc chúng ta quan tâm đến các thao tác đọc/ghi tuần tự.Mặt khác, hiệu năng đọc/ghi ngẫu nhiên đề cập đến việc đọc hoặc ghi các file nhỏ nằm rải rác trong ổ đĩa. Điều này có thể phản ánh những gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện các công việc như mở tài liệu Word hay mở 1 bảng tính Excel trong lúc khởi chạy Chrome. Các ổ cứng HDD truyền thống khó thực hiện những hoạt động ngẫu nhiên hơn so với SSD, bởi nó làm tăng thời gian tìm kiếm, khi đầu đọc/ghi phải tự định vị để lấy dữ liệu được yêu cầu.
Tuần tự - ngẫu nhiên
Giờ đây, chúng ta đã hiểu sự khác biệt giữa đọc/ghi tuần tự và ngẫu nhiên, vậy chúng sẽ có ích lợi cho chúng ta khi quyết định mua ổ cứng như thế nào? Như với bất kỳ thứ gì liên quan đến PC, tất cả phụ thuộc vào những gì bạn đang làm.Nếu đang sử dụng PC chủ yếu để đọc và ghi các file lớn thì hiệu năng tuần tự trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta, việc chú ý kỹ đến hiệu năng ngẫu nhiên sẽ hữu ích hơn vì nó thường phản ánh cách chúng ta sử dụng máy tính hàng ngày hơn.
Vấn đề là không phải mọi ổ đĩa trên thị trường đều đưa ra các con số đọc/ghi ngẫu nhiên bởi các số liệu tuần tự thường trông ấn tượng hơn. Khi không thể tìm thấy các chỉ số ngẫu nhiên cho ổ đĩa mà bạn quan tâm, hãy tham khảo những bài đánh giá trên internet, cân nhắc đến những tùy chọn thay thế hoặc trong trường hợp tệ nhất là mua nó và hi vọng điều tốt nhất. Nếu chọn chiến lược “mua mù”, tốt nhất là bạn nên chọn 1 thương hiệu có tiếng, đặc biệt là đối với SSD.
Vậy chúng ta nên mua sản phẩm nào?
Vậy chúng ta rút ra được điều gì từ những thứ này? Dĩ nhiên, SSD sẽ hoạt động tốt hơn so với các ổ cứng HDD truyền thống về mọi thứ. Do đó, bước đầu tiên là bạn nên mua SSD khi hiệu năng là yếu tố quan trọng nhất. Nếu cần tìm sự khác biệt về hiệu năng của SSD, hãy xem xét các con số benchmark đọc/ghi tuần tự và ngẫu nhiên để so sánh các SSD và tập trung vào hiệu năng ngẫu nhiên cho các mục đích sử dụng hàng ngày.Tuy nhiền, hầu hết mọi người không thực sự cần phải hiểu quá rõ những điều này. Chỉ cần mua SSD từ 1 nhà sản xuất lưu trữ danh tiếng với mức dung lượng bản thân cần với mức giá có thể mua được. Nếu dung lượng quan trọng hơn thì hãy mua ổ cứng HDD tiêu chuẩn vì chúng mang đến giá trị tốt hơn để lưu trữ dung lượng lớn, ít nhất là trong vài năm tới.
Nguồn: How To Geek