Hiệu năng iPhone 13: Apple "nói dối" về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Apple đã tung ra thế hệ mới nhất iPhone 13, mang trong mình con chip A15 Bionic. Năm nay, công ty hạn chế so sánh với các thế hệ chip tiền nhiệm, cũng ít nhắc đến sự chênh lệch hiệu năng so với các sản phẩm cụ thể khác. Vậy thực hư thì hiệu năng iPhone 13 và sức mạnh của chip A15 Bionic ở mức nào?

Tổng quan nâng cấp

Công ty chỉ nhấn mạnh A15 Bionic cực kỳ mạnh, với thiết kế CPU mới, NPU và ISP cải tiến cho khả năng thực thi AI và máy ảnh tốt hơn. GPU hoàn toàn mới có 4 hoặc 5 lõi tùy vào phiên bản iPhone. Cuối cùng, một quy trình xử lý phần cứng và phần mềm hoàn toàn mới, tăng cường khả năng mã hóa và giải mã video. Bộ nhớ đệm được nâng cấp lên 32MB, giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể do truy cập trực tiếp vào bộ nhớ cùng một đế silicon, thay vì phải truy xuất DRAM. So với các SoC di động khác, Apple vượt trội hơn hẳn, Snapdragon 888 chỉ có 3MB trong khi Exynos 2100 là 6-8MB. Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Mỗi lõi CPU bây giờ đã được bổ sung thêm bộ nhớ đệm cache L2, tăng từ 8MB lên 12MB, ngang với Apple M1. Số chu kỳ cũng tăng từ 16 lên 18, giúp khả năng truy xuất và xử lý dữ liệu tăng đáng kể. Theo Anandtech, nó bỏ xa thiết kế CPU trên Snapdragon 888 của giới Android - tổng bộ nhớ đệm CPU L3 và L2 chỉ là 6.5MB. Tuy vậy, vi kiến trúc của CPU lại không có nhiều thay đổi lớn so với A14 năm ngoái.

Apple đã “nói dối” về sức mạnh A15

Trang công nghệ Anandtech đã thực hiện một bài kiểm tra chuyên sâu về sức mạnh đơn nhân và tiêu thụ điện năng của A15 Bionic. Biểu đồ so sánh với các chip A14, Snapdragon 888 và Exynos 2100 sẽ chia làm hai cột, bên trái là hiệu năng (càng cao càng tốt), bên phải là tiết kiệm năng lượng (càng thấp càng tốt). Kết quả phản ánh rõ những thay đổi ở trên. Nhờ tăng bộ nhớ đệm của CPU, A15 tuy không mang lại đột phá về sức mạnh xử lý, nhưng tiết kiệm năng lượng lại vượt xa A14. Trong khi Exynos 2100 phung phí nhiều năng lượng hơn cả trong 4 con chip. Theo giải thích, bộ nhớ đệm CPU giúp máy đỡ phải truy xuất liên tục vào DRAM bên ngoài, từ đó cải thiện năng lượng.
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Bên trái là hiệu năng CPU (càng cao càng tốt), bên phải là tiết kiệm năng lượng (càng thấp càng tốt) Cho dù là bài test hiệu năng nặng nề nhất, đòi hỏi bổ trợ thêm sức mạnh của DRAM, A15 vẫn cho thấy kết quả tối ưu cực tốt. Do A15 chỉ trang bị bộ nhớ LPDDR4X, các cải tiến vượt bậc về khả năng tiết kiện điện hầu như đến từ hệ thống bộ nhớ đệm mới. Nói một cách đơn giản, cùng 1 tác vụ thì A15 đòi hỏi ít điện năng hơn các đối thủ khác, vốn có bộ nhớ đệm hạn chế hơn hẳn. Với con chip mới, công ty chủ yếu tập trung vào việc giảm tải năng lượng tiêu hao. Kể cả với cụm lõi hiệu suất cao (A15 có 6 lõi, 2 lõi hiệu năng và 4 lõi tiết kiệm điện), hãng cũng luôn cố gắng tối ưu năng lượng triệt để nhất có thể. Kết quả, Apple đã “nói dối” về hiệu năng của A15. Nó không hề nhanh hơn các đối thủ 50% như tuyên bố, mà là… 62%. Còn với cụm lõi tiết kiệm điện, Apple khiến tất cả các chip trên điện thoại Android phải xấu hổ. Cả hiệu suất lẫn khả năng tiết kiệm năng lượng vẫn vượt trội hơn cụm tương đương trên chip Android. Kết hợp với 2 lõi hiệu năng cao, A15 Bionic đạt điểm đa nhân vượt trội so với các đối thủ cũng không có gì là khó hiểu.
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Biểu đồ bong bóng cho thấy lõi hiệu năng cao lẫn tiết kiệm năng lượng (A15 E) của A15 vượt trội so với các đối thủ

GPU bị “xiềng xích” bởi thiết kế tản nhiệt

Đây là năm đầu tiên có sự phân hóa về GPU. Trong khi iPhone 13 và 13 mini có GPU 4 lõi thì 13 Pro và 13 Pro Max lại có 5. Apple đã cố tình tắt 1 lõi GPU của hai bản thấp hơn, không rõ mục đích này là gì. Hãng cũng không quá nhấn mạnh về sự vượt trội của GPU mới, vậy nên test thực tế có thể không làm bạn ấn tượng. Trong bài test thực tế bằng 3DMark Wild Life, GPU 5 lõi cải thiện thêm 30% còn 4 lõi là 14%, không quá đột phá so với thế hệ trước. Tuy nhiên, điều đó không phải vấn đề vì thực tế, hiệu suất GPU của Apple đã cho cả làng Android phải “hít khói” - bất kể là khi đạt đỉnh hay chỉ ở mức duy trì. Nhìn chung, nghi ngờ sức mạnh GPU mới của Apple là thừa thãi. Bởi hãng tiếp tục dẫn đầu và bỏ xa mọi đối thủ bên Android. Tuy nhiên, hiệu suất GPU quá mạnh lại dẫn đến một vấn đề khác. Đó chính là “tuột xung”, đặc biệt khi iPhone 13 kém hơn iPhone 13 Pro 1 lõi GPU.
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Bóng sọc là hiệu năng khi đạt đỉnh, bóng đặc là ở mức duy trì, dù thế nào thì iPhone 13 Pro vẫn xếp trên các đối thủ Vậy là Apple đã có một “nước đi” mang tính đánh đổi. Để có thêm nhiều khoảng trống nội thất, hãng đã kẹp SoC A15 ở giữa hai lớp mạch. Điều này trái ngược với cách thiết kế của nhiều hãng khác như là Samsung, SoC sẽ được đặt ở mặt ngoài nhằm tiếp xúc trực tiếp với hệ thống tản nhiệt và màn hình. Theo quan điểm từ Anandtech, kiểu thiết kế này sẽ khiến sức mạnh của chip bị giới hạn đáng kể. Nhất là với những tác vụ nặng nề như gaming, GPU thường phải tăng cường công suất nhằm render các khung hình với tốc độ cao. Hiệu năng đỉnh khó có thể duy trì thời gian dài và nhanh chóng bị tuột xung. Thiết kế tản nhiệt của iPhone 13 Pro và Pro Max thuộc hàng tệ nhất, khi việc phân phối nhiệt từ con chip trở nên kém hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu, nhiều người khi nhìn “mổ bụng” iPhone 13 Pro mới có thể xuýt xoa vì tính thẩm mỹ cao. Nhưng nó cũng là một thiết kế tối ưu tản nhiệt kém, sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm thực tế.
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Thiết kế tản nhiệt iPhone 13 Pro khá kém

iPhone 13 Pro gaming có ngon không?

Nói là vậy, liệu khả năng gaming của iPhone 13 Pro và 13 Pro Max có ngon hay không? Trang công nghệ lưu ý, việc dùng các trò chơi trong thực tế có thể không mô tả chính xác về hiệu năng của chip. Lấy ví dụ game di động AAA hàng đầu hiện nay là Genshin Impact, Galaxy S21 Ultra và Mi 11 Ultra có chung SoC, nhưng chúng sẽ chơi game theo cách riêng của chúng. Samsung duy trì công suất khoảng 3,5W còn Xiaomi dao động 5-6W với nhiệt độ cao hơn. Ngoài ra, Galaxy S21 Ultra render khung hình trong game với độ phân giải cũng thấp hơn, dù có cùng mức cài đặt cấu hình như Mi 11 Ultra. Như vậy, Samsung có thể đạt fps cao hơn và nhiệt độ mát hơn, nhưng đó là do tính năng ẩn giúp máy giảm tải gánh nặng đồ họa. Trong khi Xiaomi thì duy trì chất lượng đồ họa cố định. Và nếu so sánh giữa iPhone và Android, câu chuyện sẽ còn phức tạp hơn. Cùng với mức cấu hình cao nhất, phía iPhone sẽ có độ phân giải cao hơn, hiệu ứng hình ảnh chỉn chu hơn, và đừng quên là bản game trên iOS và Android cũng có thể khác biệt nhất định về đồ họa.
Hiệu năng iPhone 13: Apple nói dối về sức mạnh A15 Bionic, thiết kế tản nhiệt quá tệ
Về cơ bản, iPhone hoàn toàn có sức mạnh chơi game tốt hơn Android. Tuy nhiên, thiết kế tản nhiệt kém hiệu quả để đánh đổi thẩm mĩ và tối ưu diện tích, có thể khiến trải nghiệm thực tế không như kỳ vọng. Điều quan trọng ở đây là không nên đánh đồng, giữa hiệu năng thiết bị và khả năng gaming. Gaming là một trong các tác vụ ngốn tài nguyên nhất và thường được đưa ra làm bài benchmark hiệu năng. Nhưng nó có thể không phản ánh chính xác hiệu năng thiết bị. Trải nghiệm gaming tốt không cho thấy toàn cảnh bức tranh hiệu năng trên smartphone.

Kết luận

Apple đã “nói dối” chúng ta về hiệu suất CPU, bởi rõ ràng nó mạnh hơn những gì hãng tuyên bố. Tuy nhiên, khả năng tiết kiệm năng lượng mới thực sự là thứ giá trị nhất ở đây. Một con chip tối ưu điện năng tốt sẽ có nhiều ý nghĩa trong sử dụng hàng ngày, khi không phải lúc nào bạn cũng cần đến mức công suất tối đa. Đồng thời, nó cũng hứa hẹn mang lại thời lượng pin tốt hơn. Có thể nói, iPhone 13 ra mắt đã thiết lập một tiêu chuẩn mới về điện thoại pin trâu. GPU thì vẫn như mọi khi, kiến trúc mới và bộ nhớ đệm lớn, giúp hiệu năng vượt trội hoàn toàn các đối thủ. Tuy nhiên, tư duy sắp xếp linh kiện của hãng dường như lại không chú trọng cho tản nhiệt. Việc thiết kế tản nhiệt kém vô tình giới hạn rất nhiều tiềm năng của SoC A15, khiến nó không thể “bung” hết sức mạnh.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top