Galaxy S25 dự báo sẽ nâng cấp lên Snapdragon 8 Gen 4. Tuy nhiên, đó có thể không phải thứ bạn nên trông chờ tạo ra đột phá.
Bây giờ, chẳng còn nhà sản xuất nào giới thiệu tốc độ chipset nữa. Còn vài năm trước, khi 1 chiếc điện thoại flagship mới được công bố, những cụm từ so sánh nhất như "bộ xử lý nhanh hơn 50%" hay "hệ thống đồ họa nhanh gấp đôi" tràn ngập trên sân khấu.
Khi đó, họ chạy đua áp dụng node tiến trình mới nhất và mức hiệu năng khủng hơn thế hệ cũ. Ngay cả Apple cũng bị cuốn vào vòng xoáy hiệu suất CPU và GPU mạnh hơn. Xung nhịp nhanh hơn hoặc cung cấp phiên bản ép xung cao cấp hơn cũng được tung ra.
Song, bây giờ mọi người lại tập trung vào các thành phần phụ trợ cho tính toán như xử lý tác vụ AI, khả năng kết nối, tính năng đồ họa như ray-tracing. Ít ai nói về xung nhịp hay điểm số nữa, khách hàng dần cũng chẳng còn quan tâm đến benchmark.
Giữa các đời điện thoại với nhau dường như không còn khoảng cách hiệu năng nữa. Có lẽ hiệu năng đã tới giới hạn thực sự rồi, chẳng còn gì để đột phá tốc độ nữa.
Sắp tới, Samsung và TSMC sẽ chuyển sang node 2nm hứa hẹn nhanh hơn từ 10%-15% so với 3nm mới nhất hiện nay. Nó không tạo ra khác biệt rõ ràng có thể cảm nhận trong môi trường thực tế.
Bạn sẽ không cảm nhận chip trên iPhone 16 nhanh hơn rõ rệt so với iPhone 14 hay 15. Nếu muốn trông chờ 1 cái gì đó đột phá cảm nhận trực tiếp thấy được ngay, có lẽ bạn phải chờ đến node 1,4nm hoặc thậm chí là công nghệ lượng tử.
Điều tương tự cũng xảy ra với toàn bộ ngành công nghiệp chipset di động, bây giờ họ chạy đua cải thiện hệ thống xử lý hình ảnh, AI, đồ họa, kết nối,... hơn là những bước nhảy vọt về tốc độ xung nhịp chỉ đơn giản là giúp điện thoại nhanh hơn.
Bây giờ, chẳng còn nhà sản xuất nào giới thiệu tốc độ chipset nữa. Còn vài năm trước, khi 1 chiếc điện thoại flagship mới được công bố, những cụm từ so sánh nhất như "bộ xử lý nhanh hơn 50%" hay "hệ thống đồ họa nhanh gấp đôi" tràn ngập trên sân khấu.
Khi đó, họ chạy đua áp dụng node tiến trình mới nhất và mức hiệu năng khủng hơn thế hệ cũ. Ngay cả Apple cũng bị cuốn vào vòng xoáy hiệu suất CPU và GPU mạnh hơn. Xung nhịp nhanh hơn hoặc cung cấp phiên bản ép xung cao cấp hơn cũng được tung ra.
Song, bây giờ mọi người lại tập trung vào các thành phần phụ trợ cho tính toán như xử lý tác vụ AI, khả năng kết nối, tính năng đồ họa như ray-tracing. Ít ai nói về xung nhịp hay điểm số nữa, khách hàng dần cũng chẳng còn quan tâm đến benchmark.
Giữa các đời điện thoại với nhau dường như không còn khoảng cách hiệu năng nữa. Có lẽ hiệu năng đã tới giới hạn thực sự rồi, chẳng còn gì để đột phá tốc độ nữa.
Sắp tới, Samsung và TSMC sẽ chuyển sang node 2nm hứa hẹn nhanh hơn từ 10%-15% so với 3nm mới nhất hiện nay. Nó không tạo ra khác biệt rõ ràng có thể cảm nhận trong môi trường thực tế.
Bạn sẽ không cảm nhận chip trên iPhone 16 nhanh hơn rõ rệt so với iPhone 14 hay 15. Nếu muốn trông chờ 1 cái gì đó đột phá cảm nhận trực tiếp thấy được ngay, có lẽ bạn phải chờ đến node 1,4nm hoặc thậm chí là công nghệ lượng tử.
Điều tương tự cũng xảy ra với toàn bộ ngành công nghiệp chipset di động, bây giờ họ chạy đua cải thiện hệ thống xử lý hình ảnh, AI, đồ họa, kết nối,... hơn là những bước nhảy vọt về tốc độ xung nhịp chỉ đơn giản là giúp điện thoại nhanh hơn.