Hình ảnh 3D đầu tiên về sao mộc

nhhgiap

Pearl
Juno, con tàu thăm dò di chuyển quanh Sao Mộc của NASA, mới đây đã gửi những bức ảnh chi tiết về quá trình hình thành các đám mây trong bầu khí quyển của hành tinh khí khổng lồ. Ảnh chụp 3D cho thấy cấu trúc của vô số cơn bão xoáy trong Mộc Tinh.
NASA đã tổng hợp thông tin từ nhiều bài nghiên cứu dựa trên hình ảnh Juno gửi về của các nhà khoa học vũ trụ từ nhiều quốc gia, được xuất bản trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý.
“Những bài báo này mở ra kho tàng kiến thức mới, giải mã bí ẩn của Sao Mộc. Mỗi bài làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau của quá trình hình thành khí quyển. Điều tuyệt vời là không chỉ có nhà khoa học ở Mỹ, nhiều nơi khác cũng đóng góp vào công trình nghiên cứu đồ sộ này”, Lori Glaze, Giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA tại trụ sở cơ quan ở Washington, cho biết.
Hình ảnh 3D được chụp bằng máy đo bức xạ vi sóng (MWR) của Juno cho phép các nhà khoa học quan sát hoạt động bên dưới đỉnh đám mây dày đặc cũng như cấu trúc của nhiều cơn bão xoáy trong Sao Mộc.

Hình ảnh 3D đầu tiên về sao mộc
NASA giải thích những dải sọc mà chúng ta thấy trên bề mặt của Sao Mộc thực chất là do “lớp thời tiết” trong quá trình tạo mây gây ra. Hình ảnh tổng hợp ở trên cho thấy quang cảnh của Sao Mộc trong ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy (từ trái sang phải) được chụp bởi kính viễn vọng Gemini North và kính viễn vọng không gian Hubble của NASA.
Hình ảnh 3D làm nổi bật hoạt động bên trong của các “vành đai” và vùng đám mây bao quanh Sao Mộc, bao gồm các lốc xoáy địa cực, ngoài ra còn có "vết đỏ lớn" ( một cơn bão xoáy nghịch), biểu tượng riêng của hành tinh khí lớn nhất hệ Mặt Trời. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng độc đáo này từ 200 năm trước.
Nói về "vết đỏ lớn", quan sát hình minh họa bên dưới để thấy một cơn bão có thể lớn đến mức nào.

Hình ảnh 3D đầu tiên về sao mộc
Kết quả nghiên cứu của NASA cho thấy các xoáy thuận ấm hơn khi ở vị trí trên đỉnh, với mật độ khí quyển thấp, và chúng lạnh ở phía dưới do mật độ cao hơn. Tuy nhiên, các xoáy nghịch lại ngược lại, lạnh ở phía trên nhưng ấm ở phía dưới do xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Dữ liệu thu thập từ Juno cũng chỉ ra rằng các cơn bão cao hơn nhiều so với dự đoán trước đó, một số thậm chí kéo dài 60 dặm từ dưới đỉnh các đám mây xuống thấp hơn. "Vết đỏ lớn" thậm chí còn ấn tượng hơn, nó kéo dài hơn 200 dặm.
NASA cho biết khám phá bất ngờ này chứng tỏ các xoáy bao phủ khu vực nằm ngoài nơi nước ngưng tụ và hình thành mây, bên dưới độ sâu mà ánh sáng mặt trời chiếu tới và làm ấm bầu khí quyển.
Video DPReview chia sẻ dưới đây, cung cấp một cái nhìn tổng quan về Mộc Tinh dựa trên kiến thức hiện tại cùng với dữ liệu thu được từ chuyến hành trình của Juno.
Nguồn: Petapixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top