cpsmartyboy
Pearl
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một ảo ảnh quang học mang đến những hiểu biết mới về thị giác của con người.
Hãy bật bức hình ở định dạng toàn bộ màn hình và nhìn chằm chằm vào đốm màu đen ở trung tâm. Hầu hết mọi người đều nhận thấy các đốm màu có vẻ đang nở ra hoặc cảm thấy họ đang rơi xuống lỗ.
Ảo ảnh khoa học mới mẻ này đã mang đến cho các nhà nghiên cứu một góc nhìn sâu sắc hơn về cách thức hoạt động của thị giác con người và nó cho thấy nhận thức của chúng ta về thế giới đã được định hình như thế nào thông qua những dự đoán của não bộ.
Không giống như những ảo ảnh về lỗ đen khác dẫn khiến họ cóc cảm giác như thể ai đó rơi vào một lỗ lớn theo đúng nghĩa đen. Ảo ảnh đốm đen này của Akiyoshi Kitaoka là một phần của nghiên cứu được công bố vào đầu tuần này. Nó được tạo ra dựa trên mô hình các chấm đen nhỏ hơn trên nền trắng và là một hình ảnh hoàn toàn tĩnh.
Theo nghiên cứu, nó tạo ra cảm giác chuyển động sai lệch, đồng thời khiến đồng tử của người quan sát mở rộng. Phản ứng xảy ra bất kể quan sát bức ảnh ở đâu và ngay cả khi họ đang nhìn trong một căn phòng có ánh sáng tốt, đồng tử không cần điều chỉnh.
Dường như không có lý do gì để tạo ra phản ứng vật lý nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, ảo ảnh này chứng minh cách não bộ chúng ta bù đắp thời gian xử lý cần thiết để nhận thức về thế giới trực quan xung quanh trong thời gian thực.
Đó là một loại ảo ảnh quang học được biết đến với cái tên “nhận thức về hiện tại”, được đặt tên lần đầu tiên vào năm 2008. Chúng ta nghĩ rằng bộ não của chúng ta đang xử lý những gì chúng ta nhận thức và quá trình này thường mất khoảng 100 mili giây để hiểu dữ liệu được tạo ra khi ánh sáng chiếu vào võng mạc của chúng ta.
Nhưng trong một số tình huống, bộ não của chúng ta cần phát triển các cơ chế bù trừ và đưa ra dự đoán về những gì chúng ta đang nhận thức và sẽ nhận thức trong giây lát.
Một hình ảnh khác chứng minh hiện tượng này là ảo ảnh "Asahi" của Akiyoshi Kitaoka.
Bộ não của chúng ta cảm nhận màu trắng ở giữa ảo ảnh sáng hơn nhiều so với màu trắng xung quanh nó, trong khi thực tế, cả hai đều có cùng giá trị RGB chính xác và độ sáng của hình ảnh hoàn toàn đồng nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng đồng tử của người xem sẽ co lại khi quan sát ảo ảnh này, ngay cả khi ánh sáng trong môi trường vật lý không thay đổi.
Người ta tin rằng ảo ảnh này gây ra phản ứng trên đồng tử vì não đang cố gắng bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng chói đột ngột, điều này không chỉ làm tạm thời ức chế khả năng nhìn mà còn làm hỏng võng mạc.
Trung tâm của ảo ảnh Asahi không sáng hơn các vùng trắng khác nhưng sự sắp xếp của các hình dạng và độ chuyển màu từ tối sang sáng tạo ra mối tương quan về mặt cảm nhận, giống như việc chúng ta đi bộ qua một khu rừng rậm rạp với cây cối và thỉnh thoảng bắt gặp ánh sáng mặt trời chói chang xuyên qua lá.
Mặc dù người quan sát không thực sự nhìn vào mặt trời nhưng đây là điều mà bộ não dự đoán sẽ xảy ra và đồng tử sẽ phản ứng theo phán đoán đó.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy đồng tử của người quan sát mở rộng khi nhìn vào hình ảnh vì não của họ nhận thấy họ đang di chuyển về phía một không gian tối hơn đáng kể so với môi trường hiện tại. Bộ não đã bù đắp trước bằng cách giúp mắt sẵn sàng thu thập nhiều ánh sáng hơn. Ảo ảnh chuyển động về phía trước một phần nhờ vào các cạnh của đốm đen được làm mềm, tạo ra sự xuất hiện của chuyển động mờ; đó là lý do tại sao những người quan sát thấy đốm đen ngày càng lớn, giống như cảm giác người ta sẽ thấy khi đi bộ về phía hang tối.
Thực tế những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang thực sự thấy có thể chỉ là một phỏng đoán mà bộ não của chúng ta đang tạo ra về những gì chúng ta có thể nhìn thấy trong 100 mili giây và những phỏng đoán đó có thể kích hoạt phản ứng vật lý một cách không chủ ý .
Điều thú vị nữa là khoảng 86% những người mà nhóm nghiên cứu có phản ứng đồng tử và họ không chắc chắn chính xác tại sao 14% lại không có phản ứng gì. Điều gì khiến họ như vậy và điều đó có khiến họ gặp bất lợi khi định hướng trong thế giới thực không?
Nguồn: Gizmodo
Ảo ảnh khoa học mới mẻ này đã mang đến cho các nhà nghiên cứu một góc nhìn sâu sắc hơn về cách thức hoạt động của thị giác con người và nó cho thấy nhận thức của chúng ta về thế giới đã được định hình như thế nào thông qua những dự đoán của não bộ.
Không giống như những ảo ảnh về lỗ đen khác dẫn khiến họ cóc cảm giác như thể ai đó rơi vào một lỗ lớn theo đúng nghĩa đen. Ảo ảnh đốm đen này của Akiyoshi Kitaoka là một phần của nghiên cứu được công bố vào đầu tuần này. Nó được tạo ra dựa trên mô hình các chấm đen nhỏ hơn trên nền trắng và là một hình ảnh hoàn toàn tĩnh.
Theo nghiên cứu, nó tạo ra cảm giác chuyển động sai lệch, đồng thời khiến đồng tử của người quan sát mở rộng. Phản ứng xảy ra bất kể quan sát bức ảnh ở đâu và ngay cả khi họ đang nhìn trong một căn phòng có ánh sáng tốt, đồng tử không cần điều chỉnh.
Dường như không có lý do gì để tạo ra phản ứng vật lý nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, ảo ảnh này chứng minh cách não bộ chúng ta bù đắp thời gian xử lý cần thiết để nhận thức về thế giới trực quan xung quanh trong thời gian thực.
Đó là một loại ảo ảnh quang học được biết đến với cái tên “nhận thức về hiện tại”, được đặt tên lần đầu tiên vào năm 2008. Chúng ta nghĩ rằng bộ não của chúng ta đang xử lý những gì chúng ta nhận thức và quá trình này thường mất khoảng 100 mili giây để hiểu dữ liệu được tạo ra khi ánh sáng chiếu vào võng mạc của chúng ta.
Nhưng trong một số tình huống, bộ não của chúng ta cần phát triển các cơ chế bù trừ và đưa ra dự đoán về những gì chúng ta đang nhận thức và sẽ nhận thức trong giây lát.
Một hình ảnh khác chứng minh hiện tượng này là ảo ảnh "Asahi" của Akiyoshi Kitaoka.
Bộ não của chúng ta cảm nhận màu trắng ở giữa ảo ảnh sáng hơn nhiều so với màu trắng xung quanh nó, trong khi thực tế, cả hai đều có cùng giá trị RGB chính xác và độ sáng của hình ảnh hoàn toàn đồng nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng đồng tử của người xem sẽ co lại khi quan sát ảo ảnh này, ngay cả khi ánh sáng trong môi trường vật lý không thay đổi.
Người ta tin rằng ảo ảnh này gây ra phản ứng trên đồng tử vì não đang cố gắng bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng chói đột ngột, điều này không chỉ làm tạm thời ức chế khả năng nhìn mà còn làm hỏng võng mạc.
Trung tâm của ảo ảnh Asahi không sáng hơn các vùng trắng khác nhưng sự sắp xếp của các hình dạng và độ chuyển màu từ tối sang sáng tạo ra mối tương quan về mặt cảm nhận, giống như việc chúng ta đi bộ qua một khu rừng rậm rạp với cây cối và thỉnh thoảng bắt gặp ánh sáng mặt trời chói chang xuyên qua lá.
Mặc dù người quan sát không thực sự nhìn vào mặt trời nhưng đây là điều mà bộ não dự đoán sẽ xảy ra và đồng tử sẽ phản ứng theo phán đoán đó.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy đồng tử của người quan sát mở rộng khi nhìn vào hình ảnh vì não của họ nhận thấy họ đang di chuyển về phía một không gian tối hơn đáng kể so với môi trường hiện tại. Bộ não đã bù đắp trước bằng cách giúp mắt sẵn sàng thu thập nhiều ánh sáng hơn. Ảo ảnh chuyển động về phía trước một phần nhờ vào các cạnh của đốm đen được làm mềm, tạo ra sự xuất hiện của chuyển động mờ; đó là lý do tại sao những người quan sát thấy đốm đen ngày càng lớn, giống như cảm giác người ta sẽ thấy khi đi bộ về phía hang tối.
Thực tế những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang thực sự thấy có thể chỉ là một phỏng đoán mà bộ não của chúng ta đang tạo ra về những gì chúng ta có thể nhìn thấy trong 100 mili giây và những phỏng đoán đó có thể kích hoạt phản ứng vật lý một cách không chủ ý .
Điều thú vị nữa là khoảng 86% những người mà nhóm nghiên cứu có phản ứng đồng tử và họ không chắc chắn chính xác tại sao 14% lại không có phản ứng gì. Điều gì khiến họ như vậy và điều đó có khiến họ gặp bất lợi khi định hướng trong thế giới thực không?
Nguồn: Gizmodo