thuha19051234
Pearl
Vào sáng ngày 20 tháng 9 năm 2017, Bão Maria đã đổ bộ vào Puerto Rico, tấn công hòn đảo này với sức gió giật 170 dặm/giờ kéo mưa lũ. Đây cũng là cơn bão cấp 4 đầu tiên tấn công hòn đảo trong gần 85 năm, khiến nhiều người dân rơi vào cảnh thiếu các nhu cầu thiết yếu như điện, thực phẩm, nước sinh hoạt và nơi ở. Điều kỳ diệu là, sau hậu quả của cơn bão, một cộng đồng cư dân nổi bật ở hòn đảo này hầu như không chịu bất cứ tổn thương nào: đó là khoảng 1.500 con khỉ đuôi dài sống cách bờ biển phía đông Puerto Rico trên Cayo Santiago một dặm.
Qua nhiều năm, những thế hệ khỉ lần lượt được sinh ra từ thuộc địa ban đầu, và ngày nay, những con khỉ con cháu vẫn đi lang thang tự do quanh đảo, vui chơi trên những bãi biển đầy cát và khám phá những tán cây vô tận ở đây. Loài khỉ rhesus mỗi con nặng khoảng 9kg và được biết đến với chiếc đuôi dài, lông tơ và bộ lông màu rơm - sống phần lớn không phụ thuộc vào sự can thiệp của con người, trừ nguồn thức ăn.
Sau khi cơn bão Maria tàn phá Puerto Rico, nhiều nhà nghiên cứu lo sợ điều tồi tệ nhất đến với những con khỉ này, họ không chắc liệu chúng có sống sót sau một cơn bão khủng khiếp như vậy. Tuy nhiên, khi đã an toàn trở về hòn đảo, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng những cư dân lông lá vẫn kiên cường tồn tại.
Alyssa Arre, giám đốc khoa học của trung tâm cho biết khoảng hai ngày sau cơn bão, các nhân viên của trung tâm nghiên cứu đã đi thuyền đến hòn đảo để cho chúng ăn, ai cũng lo lắng những con khỉ này đã chết, nhưng bất ngờ là chúng vẫn còn nguyên vẹn. Họ cũng điều tra số lượng dân số của bầy khỉ trên đảo nhưng không tìm thấy điều bất thường nào.
Mặc dù không hề có máy ảnh nào trên đảo để ghi lại chính xác cách những con khỉ đã trốn thoát cơn bão như thế nào, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng chúng đã tìm nơi trú ẩn bằng cách leo lên một trong hai ngọn đồi của hòn đảo và nằm thấp xuống mặt đất. Các tòa nhà duy nhất trên đảo được nhân viên sử dụng cho mục đích lưu trữ và nghiên cứu.
Cơn bão đã phá hủy tất cả thảm thực vật mà những con khỉ sử dụng để bổ sung vào chế độ ăn của chúng. Gió mạnh đến nỗi làm bật cả cành cây, vì thế những con khỉ này có lẽ đã không trèo lên cây khi cơn bão xảy ra.
Hiện tại, chế độ ăn của những con khỉ bao gồm dừa, ngô, hạt, táo, đu đủ và Purina Monkey Chow - là những chiếc bánh quy khô hình quả trứng màu vàng. Arre cũng xác nhận rằng những con khỉ không phải là fan của chuối bất chấp những gì các bộ phim và phương tiện truyền thông đã miêu tả.
Cơ quan nghiên cứu trên Đảo Khỉ đã tìm hiểu những loài động vật có vú này trong nhiều thập kỷ, họ đã để ý kỹ hơn đến những chấn thương, trong trường hợp này là một thảm họa từ thiên nhiên, đã ảnh hưởng đến hành vi và các mối quan hệ của chúng như thế nào. Họ đã rất ngạc nhiên trước phát hiện của mình. Arre cho biết sau cơn bão, những con khỉ có nhiều tương tác hơn trong cộng đồng xã hội của chúng và cộng đồng này ngày càng được mở rộng, vì thế chúng được tương tác với nhiều cá thể hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem những chấn thương tác động như thế nào đến hành vi và sức khỏe của khỉ. Và họ kết luận rằng loài khỉ "trở nên xã hội hơn" và những con khỉ sống cô lập hơn trước cơn bão "đã gia tăng kết nối xã hội nhiều nhất sau cơn bão." Còn một nghiên cứu khác cho thấy rằng tần suất sinh sản của những con cái giảm đi sau cơn bão.
Một bức ảnh Đảo Khỉ được chụp bởi bởi phóng viên ảnh người Đức Hansel Mieth đã được biết đến là một trong những bức ảnh động vật mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử, có hình một con khỉ đuôi dài đang ngồi trong nước ướt đẫm. Hansel Mieth giải thích cách cô ấy chụp được nó, rằng đó là một buổi chiều khi cô nhìn thấy con khỉ ở dưới nước, nó ngồi trên rạn san hô, và cô đã bắt được khoảnh khắc đó.
Ngày này, Đảo Khỉ không mở cửa cho khách tham quan, nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc không cần thiết của con người với những con khỉ. Tuy nhiên, hằng năm, các nhà nghiên cứu vẫn đến thăm đảo để khai thác cơ sở dữ liệu mở rộng của hòn đảo với giá trị hơn 60 năm tồn tại, từ những thông tin nhân khẩu học cơ bản (tuổi, nhóm xã hội và tỷ lệ thai sản) trên hơn 11.000 khỉ đến thông tin di truyền và bộ sưu tập hơn 3.300 bộ xương khỉ. Các nghiên cứu đều có ý nghĩa lớn, tiếp tục thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về hành vi của các loài linh trưởng và cách nó chuyển thành hành vi của chính chúng ta với tư cách là con người.
Arre nói: “Khỉ khổng lồ Rhesus là một hình mẫu tốt cho con người, vì chúng ta có chung nhiều đặc điểm về sinh học và sống một cuộc sống xã hội cao. Tổng hợp lại, các dự án về khỉ đuôi dài được thực hiện tại Caya Santiago giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tính xã hội và sức khỏe của con người, và gần đây, nghịch cảnh và chấn thương có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân như thế nào."
Bầy khỉ hàng nghìn con đã sống sót hoàn hảo sau cơn bão
Hòn đảo có tên địa phương là Đảo Khỉ, lần đầu tiên trở thành nơi sinh sống của những cư dân hiếm có này vào cuối những năm 1930, khi nhà linh trưởng học Clarence Carpenter đưa khoảng 450 con khỉ bằng tàu từ Ấn Độ đến hòn đảo rộng 38 mẫu Anh để nghiên cứu các hành vi xã hội và tình dục của chúng. Qua nghiên cứu tiên phong ban đầu này, khu vực vốn chỉ có nhiều cây cối này cuối cùng cũng đã trở thành "nhà" của Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Caribe, một cơ sở giáo dục và nghiên cứu thuộc Đại học Puerto Rico, hiện Trung tâm trên Đảo Khỉ là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về nghiên cứu hành vi của các loài linh trưởng.Sau khi cơn bão Maria tàn phá Puerto Rico, nhiều nhà nghiên cứu lo sợ điều tồi tệ nhất đến với những con khỉ này, họ không chắc liệu chúng có sống sót sau một cơn bão khủng khiếp như vậy. Tuy nhiên, khi đã an toàn trở về hòn đảo, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng những cư dân lông lá vẫn kiên cường tồn tại.
Alyssa Arre, giám đốc khoa học của trung tâm cho biết khoảng hai ngày sau cơn bão, các nhân viên của trung tâm nghiên cứu đã đi thuyền đến hòn đảo để cho chúng ăn, ai cũng lo lắng những con khỉ này đã chết, nhưng bất ngờ là chúng vẫn còn nguyên vẹn. Họ cũng điều tra số lượng dân số của bầy khỉ trên đảo nhưng không tìm thấy điều bất thường nào.
Cơn bão đã phá hủy tất cả thảm thực vật mà những con khỉ sử dụng để bổ sung vào chế độ ăn của chúng. Gió mạnh đến nỗi làm bật cả cành cây, vì thế những con khỉ này có lẽ đã không trèo lên cây khi cơn bão xảy ra.
Những con khỉ phần lớn sống độc lập khỏi sự can thiệp của con người
Những cư dân đặc biệt này gần như đã có một cuộc sống tự lập và không cần đến con người. Sự can thiệp duy nhất hàng ngày duy nhất của con người mà những con khỉ nhận được là thức ăn. Tuy nhiên, điều này xảy ra do những con khỉ phá hủy phần lớn thảm thực vật ngay khi chúng đến đảo. Ban đầu, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng những con khỉ sẽ chỉ sống trên đảo mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người, nhưng những con khỉ đã nhanh chóng phá hủy tất cả thảm thực vật trên đảo và ăn hết mọi thứ. Vì thế, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng họ sẽ phải bắt đầu duy trì dân số bằng các nguồn cung cấp lương thực cho bầy khỉ, và họ đã luôn duy trì như vậy ngay từ ban đầu.Cơ quan nghiên cứu trên Đảo Khỉ đã tìm hiểu những loài động vật có vú này trong nhiều thập kỷ, họ đã để ý kỹ hơn đến những chấn thương, trong trường hợp này là một thảm họa từ thiên nhiên, đã ảnh hưởng đến hành vi và các mối quan hệ của chúng như thế nào. Họ đã rất ngạc nhiên trước phát hiện của mình. Arre cho biết sau cơn bão, những con khỉ có nhiều tương tác hơn trong cộng đồng xã hội của chúng và cộng đồng này ngày càng được mở rộng, vì thế chúng được tương tác với nhiều cá thể hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem những chấn thương tác động như thế nào đến hành vi và sức khỏe của khỉ. Và họ kết luận rằng loài khỉ "trở nên xã hội hơn" và những con khỉ sống cô lập hơn trước cơn bão "đã gia tăng kết nối xã hội nhiều nhất sau cơn bão." Còn một nghiên cứu khác cho thấy rằng tần suất sinh sản của những con cái giảm đi sau cơn bão.
Trung tâm nghiên cứu trên Đảo Khỉ đóng vai trò quan trọng với vương quốc khỉ và cả loài người
Kể từ khi chính thức thành lập vào năm 1970, trung tâm đã tạo dựng được danh tiếng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu linh trưởng và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết về cả linh trưởng, loài có quan hệ gần gũi nhất với con người. Đặc biệt, hòn đảo này cung cấp các nguồn lực cho các nghiên cứu về hành vi và sinh sản trong điều kiện tự nhiên. Nhà nghiên cứu quá cố William Windle đã từng tìm hiểu những tác động mà tình trạng ngạt thở (thiếu oxy) có thể gây ra đối với não của một con khỉ trong khi sinh, và những tổn thương vĩnh viễn của não mà những tác động đó có thể gây ra. Chính công việc của ông đã thay đổi quy trình sinh nở ở trẻ sơ sinh và được trao giao thưởng Lasker vào năm 1968 cho công trình của mình. Gần đây nhất viện nghiên cứu đã làm sáng tỏ về Covid-19 và những ảnh hưởng của nó đối với khỉ.Ngày này, Đảo Khỉ không mở cửa cho khách tham quan, nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc không cần thiết của con người với những con khỉ. Tuy nhiên, hằng năm, các nhà nghiên cứu vẫn đến thăm đảo để khai thác cơ sở dữ liệu mở rộng của hòn đảo với giá trị hơn 60 năm tồn tại, từ những thông tin nhân khẩu học cơ bản (tuổi, nhóm xã hội và tỷ lệ thai sản) trên hơn 11.000 khỉ đến thông tin di truyền và bộ sưu tập hơn 3.300 bộ xương khỉ. Các nghiên cứu đều có ý nghĩa lớn, tiếp tục thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về hành vi của các loài linh trưởng và cách nó chuyển thành hành vi của chính chúng ta với tư cách là con người.
Arre nói: “Khỉ khổng lồ Rhesus là một hình mẫu tốt cho con người, vì chúng ta có chung nhiều đặc điểm về sinh học và sống một cuộc sống xã hội cao. Tổng hợp lại, các dự án về khỉ đuôi dài được thực hiện tại Caya Santiago giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tính xã hội và sức khỏe của con người, và gần đây, nghịch cảnh và chấn thương có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân như thế nào."