Hóa thạch 120 triệu năm tuổi đánh dấu "bữa tiệc" động vật có vú đầu tiên của khủng long

Các nhà cổ sinh vật học cho biết, đã xác định được bàn chân của một loài động vật có vú trong lồng ngực của khủng long, là bằng chứng đầu tiên về việc khủng long ăn thịt động vật có vú.
Hóa thạch từ 120 triệu năm trước là chân một con vật bên trong lồng ngực của loài khủng long nhỏ có lông vũ, được gọi là microraptor. Các nhà nghiên cứu từ London cho biết “Rất hiếm khi tìm thấy ví dụ về thức ăn bên trong khủng long, vì vậy mọi ví dụ đều thực sự quan trọng, nó cung cấp bằng chứng trực tiếp về những gì chúng đã ăn."
Họ cho biết, mặc dù loài động vật có vú này hoàn toàn không phải là tổ tiên của loài người, nhưng chúng ta có thể biết một số họ hàng cổ xưa đã thành bữa ăn cho những con khủng long háu đói.

Hóa thạch 120 triệu năm tuổi đánh dấu bữa tiệc động vật có vú đầu tiên của khủng long
Bằng chứng hóa thạch cho biết khủng long từng ăn thịt động vật có vú
Nghiên cứu đã vẽ nên một bức tranh mô tả một khoảnh khắc hấp dẫn trong lịch sử, cũng là ghi chép đầu tiên về một con khủng long ăn thịt một động vật có vú. Loài Microraptor sống trong những khu rừng cổ xưa của Trung Quốc ngày nay, đâu đó trong khoảng 125 triệu đến 113 triệu năm trước. Đặc biệt, ngoài khả năng di chuyển bằng 2 chân, các chuyên gia tin rằng một số loài có thể bay được.
Chúng có kích thước như những con quạ hoặc mèo nhỏ, di chuyển từ cây này sang cây khác để săn những con vật nhỏ. Mẫu vật được mô tả lần đầu tiên cách đây hơn 20 năm vào năm 2000, nhưng các nhà khoa học cho biết nhóm nghiên cứu trước đó đã không nhìn thấy phần còn lại của một loài động vật khác bên trong con khủng long.
Phân tích cho thấy, con mồi là một loài động vật có vú lớn bằng con chuột, sống trên mặt đất và không phải là loài leo trèo giỏi.


>>>Hóa thạch kẻ săn mồi khổng lồ 4 chân tồn tại trước cả khi khủng long ra đời khiến giới khoa học choáng váng

Nguồn theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top