Hóa thạch hơn 2 tỷ năm làm đảo lộn hoàn toàn hiểu biết về sự sống trên Trái Đất

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Một loạt hóa thạch kỳ dị được tìm thấy ngoài khơi châu Phi đã làm đảo lộn quan niệm về lịch sử sự sống trên Trái Đất, cho thấy sinh vật phức tạp có thể đã xuất hiện sớm hơn 1,5 tỷ năm so với những gì chúng ta từng biết. Phân tích mới nhất về đá trầm tích biển 2,1 tỷ năm tuổi ở lưu vực Franceville, ngoài khơi bờ biển Tây Phi, đã hé lộ một thế giới sinh vật cổ đại "không tưởng". Trước đây, giới khoa học cho rằng động vật phức tạp chỉ mới xuất hiện khoảng 635 triệu năm trước.

Tuy nhiên, những mẫu đá bí ẩn từ đáy biển châu Phi đã tiết lộ sự tồn tại của các sinh vật có cấu trúc phức tạp từ 2,1 tỷ năm trước - thời điểm mà Trái đất được cho là vẫn còn sơ khai và khắc nghiệt. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là các mẫu đá này cho thấy lượng phốt pho và oxy trong nước biển đã tăng lên đột biến vào thời điểm đó, trái ngược hoàn toàn với dự đoán của giới khoa học.

"Chúng ta đều biết sự gia tăng nồng độ phốt pho và oxy trong nước biển có liên quan đến giai đoạn bùng nổ tiến hóa sinh học cách đây khoảng 635 triệu năm. Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện thêm một sự kiện tương tự diễn ra sớm hơn rất nhiều", nhà khoa học Trái đất Ernest Chi Fru từ Đại học Cardiff (Anh) cho biết.

1722569140502.png

1722569153288.png


Sự kiện này, xảy ra cách đây 2,1 tỷ năm, đã tạo điều kiện cho một số sinh vật tiến hóa vượt bậc. Minh chứng là hàng loạt hóa thạch có kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, được tìm thấy ở lưu vực Franceville. Trước đây, người ta tin rằng trước mốc 635 triệu năm, sự sống trên Trái đất chỉ tồn tại ở dạng vi sinh vật đơn giản.

Vậy điều gì đã tạo nên "lịch sử bị lãng quên" này?​


Cách đây 2,1 tỷ năm, ngoài khơi châu Phi, sự va chạm của hai lục địa cổ đại đã tạo ra một vùng biển nội địa nông, giàu dinh dưỡng và tách biệt với đại dương. Môi trường đặc biệt này đã thúc đẩy quá trình tiến hóa vượt bậc về kích thước và cấu trúc của các loài sinh vật, tạo nên những sinh vật có hình dạng kỳ lạ mà giới khoa học vừa khai quật được. Tuy nhiên, chính sự cô lập - yếu tố giúp tạo ra "thiên đường" này - lại khiến hệ sinh thái sơ khai này không thể lan rộng hay tồn tại đủ lâu để tiếp tục tiến hóa.

Nói cách khác, Trái đất đã "lỡ hẹn" với 1,5 tỷ năm tiến hóa đáng lẽ đã diễn ra. Nếu hệ sinh thái cổ đại này không bị cô lập, biết đâu hành tinh của chúng ta ngày nay đã được trị vì bởi một giống loài tiên tiến hơn con người rất nhiều.

Phát hiện chấn động này cho thấy sự sống phức tạp trên Trái Đất có thể đã tiến hóa theo hai giai đoạn riêng biệt: giai đoạn đầu tiên sau lần tăng oxy trong khí quyển cách đây 2,1 tỷ năm và giai đoạn thứ hai sau lần tăng oxy tiếp theo, 1,5 tỷ năm sau đó. Rất may mắn là hệ sinh thái của giai đoạn thứ hai đã không bị gián đoạn và phát triển phồn thịnh cho đến ngày nay. Nghiên cứu mang tính đột phá này đã được công bố trên tạp chí khoa học Precambrian Research.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top