Học thuyết hạt nhân mới của Nga có gì mà khiến phương Tây hoang mang?

Phương Huyền
Phương Huyền
Phản hồi: 0
Mới đây, sau khi Mỹ 'cởi trói' vũ khí cho Ukraine để tấn công sâu hơn vào các cứ điểm của Nga, chính quyền Nga đã có những động thái nhằm phản đối quyết định trên.
1732055458065.png

Cụ thể, Điện Kremlin tuyên bố các nội dung sửa đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga sẽ được chính thức hóa giữa lúc căng thẳng leo thang với Ukraine và phương Tây. Theo học thuyết hạt nhân mới của Nga có đoạn: "Hành động gây hấn của một quốc gia thành viên liên minh quân sự hoặc đồng minh của họ sẽ bị là hành động gây hấn của toàn bộ liên minh đó. Hành động hung hăng của quốc gia phi hạt nhân, nếu có sự tham gia và hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân, cũng sẽ bị coi là đòn tấn công chung nhằm vào Nga".
Ngoài ra, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với hãng tin Tass hôm 19/1: "Những sửa đổi đã được xây dựng trên thực tế. Những sửa đổi này sẽ được chính thức hóa khi cần thiết".
Hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát đi tín hiệu về việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này để phản ánh bối cảnh địa chính trị đang biến đổi nhanh chóng. Ông Putin nhận định tình hình quân sự và chính trị hiện tại đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, buộc Moscow phải cân nhắc các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới nổi.
Theo đó, Nga có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân trước một cuộc tấn công xuyên biên giới quy mô lớn, sử dụng máy bay, tên lửa hoặc máy bay không người lái. Đáng chú ý, bất kỳ cường quốc hạt nhân nào hỗ trợ một quốc gia khác tấn công Nga cũng sẽ bị coi là một bên tham chiến, đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nguy cơ bị Nga đáp trả hạt nhân.
Điều này ngầm cảnh báo phương Tây về việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, chẳng hạn như ATACMS của Mỹ và Storm Shadows của Anh. Việc Ukraine sử dụng những vũ khí này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ bị Moscow coi là hành động đủ điều kiện để kích hoạt phản ứng hạt nhân.
So với học thuyết hạt nhân trước đây, phạm vi áp dụng đã được mở rộng đáng kể. Trước đây, Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong hai trường hợp: bị tấn công hạt nhân hoặc khi "sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa". Việc điều chỉnh học thuyết cho thấy Nga sẵn sàng hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân, phản ánh lập trường cứng rắn hơn của Moscow trong bối cảnh căng thẳng leo thang với phương Tây.

Tại sao Nga lại phê duyệt học thuyết hạt nhân mới?​

Theo tìm hiểu, lý do khiến Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân mới nhằm "răn đe" phương Tây, bởi lẽ việc phê duyệt và công bố diễn ra chỉ vài ngày sau khi rộ lên thông tin chính quyền Tổng thống Joe Biden đã "bật đèn xanh" cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa mà Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
#chiếntranhngavàukraine
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top