Phạm Thanh Bình
Writer
Tất cả những gì chúng ta biết về dự án Kênh đào Phù Nam dưới góc độ tài chính là tổng đầu tư 1,7 tỷ USD (trong đó doanh nghiệp Campuchia 51% là Cảng tự trị Sihanoukville (PAS) và Cảng tự trị Phnom Penh (PPAP), doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc OCIC 49%) để đào 180 km kênh rộng 100 mét ở thượng nguồn và thu hẹp còn 80 mét ở hạ lưu, với độ sâu 5,4 mét (bao gồm độ sâu thông thuyền là 4,7 mét và biên độ an toàn là 0,7 mét), đủ khả năng đón tàu có tải trọng từ 1.000 - 3.000 tấn.
Kênh có hai làn đường để tàu thuyền đi qua an toàn theo cả hai hướng. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng ba đập thủy điện, 11 cây cầu, vỉa hè dài 208 km, các thiết bị hỗ trợ thông thuyền và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác qua sông.
Theo kế hoạch, kênh đào khởi công ngày 5/8/2024 và hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2028.
Kênh đào Phù Nam hiện nay chưa được đào
Trong khu vực, chúng ta còn chứng kiến ít nhất 2 dự án kênh đào lớn nữa, đó là kênh đào Kra của Thái Lan và kênh đào Bình Lục (Trung Quốc). Trong khi kênh đào Kra đã trở thành giấc mơ thì kênh đào Bình Lục khởi công năm 2023 và đang trong quá trình xây dựng.
Vị trí kênh đào Kra dự kiến (màu đỏ).
Dự án Kênh đào Kra, đôi khi còn được gọi là Kênh đào Thái Lan, là một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra sự kết nối giữa Biển Đông ở phía Đông Vịnh Thái Lan với Biển Andaman ở phía Tây bằng cách đi qua miền Nam Thái Lan.
Điều này sẽ rút ngắn khoảng cách vận chuyển 1.200 hải lý quanh bán đảo Malaysia và Singapore. Các tàu sẽ tránh đi qua khu vực có nguy cơ cướp biển ở Eo biển Malacca. Eo biển Malacca là một trong những tuyến đường vận chuyển đông đúc nhất thế giới, với 60.000 lượt qua lại mỗi năm.
Ở phần hẹp nhất của bán đảo Thái Lan, tại eo đất Kra, chiều rộng chỉ là 44 km, tuy nhiên thách thức là một đoạn núi cao tới 75 mét so với mực nước biển. Do đó, hầu hết các đề xuất cho Kênh đào Kra có chiều dài thay đổi từ 50 đến 100 km để giảm thiểu việc đào bới.
Ý tưởng luôn là xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển mà không cần sử dụng các âu tàu. Nếu kênh đào có thể chứa được tàu thuyền có trọng tải lên đến 500.000 DWT và có khả năng lưu thông hai làn, với tốc độ di chuyển là 7 hải lý (tiêu chuẩn tốc độ hàng hải quốc tế), thì cần phải có một kênh đào sâu 33 mét và rộng đáy là 500 mét. Những kích thước ấn tượng này cho thấy rõ ràng khối lượng khổng lồ cần phải đào.
Trong lịch sử, ý tưởng về Kênh đào Kra đã được đưa ra nhiều lần trong những thế kỷ qua. Ý tưởng sớm nhất có từ năm 1677 khi kỹ sư người Pháp De Lamar thực hiện một nghiên cứu theo lệnh của vua Thái Lan. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện vào thế kỷ 18 và 19. Trong số đó, thậm chí vào năm 1882, kỹ sư kênh đào Suez De Lesseps đã nghiên cứu vấn đề này. Trong thế kỷ 20, một số nỗ lực khác đã xuất hiện với đề xuất tài trợ từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Cơ sở hạ tầng Toàn cầu Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Đáng chú ý nhất là đề xuất của Nhật Bản về việc sử dụng cái gọi là 'khai quật hạt nhân', theo đó các thiết bị hạt nhân được sử dụng để đào kênh. Năm 2005, 'The Washington Post' đã công bố một báo cáo nội bộ bị rò rỉ của bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld tuyên bố rằng Trung Quốc đang tìm cách tài trợ và xây dựng Kênh đào Kra.
Kế hoạch xây dựng Kênh đào Kra của Trung Quốc được ngân sách là 25 tỷ đô la Mỹ và việc xây dựng sẽ mất 10 năm và sử dụng 30.000 công nhân xây dựng. Ban đầu, chính phủ Thái Lan đã tạm thời chấp thuận các kế hoạch của Trung Quốc vào năm 2007. Nhưng đến nay kênh đào này vẫn nằm trên giấy và không còn ai đề cập đến nó nữa, thay vào đó là cầu đất Kra.
Báo chí Trung Quốc đưa tin ý tưởng xây dựng kênh đào Bình Lục ra đời cách đây hơn 100 năm, đến đầu thập niên 1990 đã được đưa vào báo cáo đề xuất dự án của Sở Giao thông vận tải Quảng Tây nhưng luôn bị mắc kẹt.
Đến năm 2019, các thỏa thuận liên quan đến kênh đào Bình Lục mới xuất hiện trong "Quy hoạch tổng thể [của Trung Quốc] về Hành lang thương mại đất - biển quốc tế mới". Kể từ đó, công tác quy hoạch và xây dựng đã bước vào giai đoạn tăng tốc và chính thức chuyển từ bản vẽ quy hoạch sang bản vẽ thi công trong vòng 4 năm.
Kênh đào có tổng chiều dài 134,2 km với tổng chi phí lên tới 72,7 tỷ NDT (khoảng 10,3 tỷ USD), bắt đầu từ hồ chứa Tây Tân tại TP Hoành Châu và kết thúc tại hạ lưu sông Khâm, thuộc huyện Linh Sơn, thành phố Khâm Châu (Trung Quốc), nơi đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Kênh đào này khởi công năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2026.
Khi không bị hạn chế bởi hạn hán, kênh đào được thiết kế cho tàu 5000 tấn dài 90 mét, rộng 15,8 mét và mớn nước 5,0 mét. Để so sánh, tàu Panamax có trọng tải 65.000–80.000 tấn khi không bị hạn chế, cho thấy vai trò trung chuyển hơn là kết nối đại dương quốc tế trực tiếp. Ba tổ hợp âu thuyền được quy hoạch tại Madao, Qishi và Qingnian. Chênh lệch độ cao giữa cửa sông Qin ở mực nước biển và hồ chứa Xijin là 65 mét, trong đó, âu thuyền Madao sẽ vượt qua chênh lệch độ cao 30 mét. Để tiết kiệm nước, các âu thuyền xả vào một hồ chứa cục bộ, tiết kiệm được 63% nước so với thiết kế âu thuyền thông thường.
NHƯNG, con số 1,7 tỷ đô la có phải là mơ mộng? Đây tất nhiên là tính toán của các chuyên gia dự án đưa ra và được chính phủ Campuchia chấp thuận, song đã có những ý kiến lo ngại về mức đầu tư 1,7 tỷ đô. Trong một hội thảo trực tuyến tháng 6/2024 do Viện ISEAS–Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore tổ chức, ông Vannarith Chheang, chủ tịch Công viên Đổi mới Xã hội Angkor, cho biết ngân sách 1,7 tỷ đô la có thể ở mức thấp, khiến các công ty tư nhân có vẻ do dự. Ông suy đoán rằng Trung Quốc "không quan tâm đến việc đầu tư toàn bộ" vào dự án kênh đào. Do đó, ông cho rằng có thể sẽ rất khó khăn để hiện thực hóa dự án với ước tính ngân sách hiện tại.
Kênh đào Phù Nam hiện chưa được đào sau khi khởi công, không rõ lý do là gì. Trong khi các kênh đào lớn đều khá tốn kém, đến hàng chục tỷ đô la mà Phù Nam chỉ ở mức 1,7 tỷ USD quả là phi thường.
Kênh có hai làn đường để tàu thuyền đi qua an toàn theo cả hai hướng. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng ba đập thủy điện, 11 cây cầu, vỉa hè dài 208 km, các thiết bị hỗ trợ thông thuyền và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác qua sông.
Theo kế hoạch, kênh đào khởi công ngày 5/8/2024 và hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2028.
Kênh đào Phù Nam hiện nay chưa được đào
Trong khu vực, chúng ta còn chứng kiến ít nhất 2 dự án kênh đào lớn nữa, đó là kênh đào Kra của Thái Lan và kênh đào Bình Lục (Trung Quốc). Trong khi kênh đào Kra đã trở thành giấc mơ thì kênh đào Bình Lục khởi công năm 2023 và đang trong quá trình xây dựng.
Kênh đào Kra "chết" vì chi phí lớn hơn lợi ích
Theo báo Singapore Straits Times, từ cuối thế kỷ 17, người Thái đã tranh luận không ngừng về ưu và nhược điểm của việc đào một kênh đào qua eo đất hẹp ở phía nam đất nước. Nhưng kênh đào Kra chưa bao giờ được xây dựng do chi phí xây dựng quá cao, thách thức về kỹ thuật và lý do kinh tế yếu kém.Vị trí kênh đào Kra dự kiến (màu đỏ).
Dự án Kênh đào Kra, đôi khi còn được gọi là Kênh đào Thái Lan, là một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra sự kết nối giữa Biển Đông ở phía Đông Vịnh Thái Lan với Biển Andaman ở phía Tây bằng cách đi qua miền Nam Thái Lan.
Điều này sẽ rút ngắn khoảng cách vận chuyển 1.200 hải lý quanh bán đảo Malaysia và Singapore. Các tàu sẽ tránh đi qua khu vực có nguy cơ cướp biển ở Eo biển Malacca. Eo biển Malacca là một trong những tuyến đường vận chuyển đông đúc nhất thế giới, với 60.000 lượt qua lại mỗi năm.
Ở phần hẹp nhất của bán đảo Thái Lan, tại eo đất Kra, chiều rộng chỉ là 44 km, tuy nhiên thách thức là một đoạn núi cao tới 75 mét so với mực nước biển. Do đó, hầu hết các đề xuất cho Kênh đào Kra có chiều dài thay đổi từ 50 đến 100 km để giảm thiểu việc đào bới.
Ý tưởng luôn là xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển mà không cần sử dụng các âu tàu. Nếu kênh đào có thể chứa được tàu thuyền có trọng tải lên đến 500.000 DWT và có khả năng lưu thông hai làn, với tốc độ di chuyển là 7 hải lý (tiêu chuẩn tốc độ hàng hải quốc tế), thì cần phải có một kênh đào sâu 33 mét và rộng đáy là 500 mét. Những kích thước ấn tượng này cho thấy rõ ràng khối lượng khổng lồ cần phải đào.
Trong lịch sử, ý tưởng về Kênh đào Kra đã được đưa ra nhiều lần trong những thế kỷ qua. Ý tưởng sớm nhất có từ năm 1677 khi kỹ sư người Pháp De Lamar thực hiện một nghiên cứu theo lệnh của vua Thái Lan. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện vào thế kỷ 18 và 19. Trong số đó, thậm chí vào năm 1882, kỹ sư kênh đào Suez De Lesseps đã nghiên cứu vấn đề này. Trong thế kỷ 20, một số nỗ lực khác đã xuất hiện với đề xuất tài trợ từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Cơ sở hạ tầng Toàn cầu Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Đáng chú ý nhất là đề xuất của Nhật Bản về việc sử dụng cái gọi là 'khai quật hạt nhân', theo đó các thiết bị hạt nhân được sử dụng để đào kênh. Năm 2005, 'The Washington Post' đã công bố một báo cáo nội bộ bị rò rỉ của bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld tuyên bố rằng Trung Quốc đang tìm cách tài trợ và xây dựng Kênh đào Kra.
Kế hoạch xây dựng Kênh đào Kra của Trung Quốc được ngân sách là 25 tỷ đô la Mỹ và việc xây dựng sẽ mất 10 năm và sử dụng 30.000 công nhân xây dựng. Ban đầu, chính phủ Thái Lan đã tạm thời chấp thuận các kế hoạch của Trung Quốc vào năm 2007. Nhưng đến nay kênh đào này vẫn nằm trên giấy và không còn ai đề cập đến nó nữa, thay vào đó là cầu đất Kra.
Kênh đào Bình Lục (Pinglu) siêu dự án
Báo chí Trung Quốc đưa tin ý tưởng xây dựng kênh đào Bình Lục ra đời cách đây hơn 100 năm, đến đầu thập niên 1990 đã được đưa vào báo cáo đề xuất dự án của Sở Giao thông vận tải Quảng Tây nhưng luôn bị mắc kẹt.
Đến năm 2019, các thỏa thuận liên quan đến kênh đào Bình Lục mới xuất hiện trong "Quy hoạch tổng thể [của Trung Quốc] về Hành lang thương mại đất - biển quốc tế mới". Kể từ đó, công tác quy hoạch và xây dựng đã bước vào giai đoạn tăng tốc và chính thức chuyển từ bản vẽ quy hoạch sang bản vẽ thi công trong vòng 4 năm.
Kênh đào có tổng chiều dài 134,2 km với tổng chi phí lên tới 72,7 tỷ NDT (khoảng 10,3 tỷ USD), bắt đầu từ hồ chứa Tây Tân tại TP Hoành Châu và kết thúc tại hạ lưu sông Khâm, thuộc huyện Linh Sơn, thành phố Khâm Châu (Trung Quốc), nơi đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Kênh đào này khởi công năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2026.
Khi không bị hạn chế bởi hạn hán, kênh đào được thiết kế cho tàu 5000 tấn dài 90 mét, rộng 15,8 mét và mớn nước 5,0 mét. Để so sánh, tàu Panamax có trọng tải 65.000–80.000 tấn khi không bị hạn chế, cho thấy vai trò trung chuyển hơn là kết nối đại dương quốc tế trực tiếp. Ba tổ hợp âu thuyền được quy hoạch tại Madao, Qishi và Qingnian. Chênh lệch độ cao giữa cửa sông Qin ở mực nước biển và hồ chứa Xijin là 65 mét, trong đó, âu thuyền Madao sẽ vượt qua chênh lệch độ cao 30 mét. Để tiết kiệm nước, các âu thuyền xả vào một hồ chứa cục bộ, tiết kiệm được 63% nước so với thiết kế âu thuyền thông thường.
1,7 tỷ USD đào kênh Phù Nam có đủ?
Nhìn vào hai dự án trên và kênh đào Phù Nam có thể thấy kênh đào Phù Nam quy mô gần với kênh Bình Lục của Trung Quốc (nhỏ hơn) trong khi chiều dài lại dài hơn gần gấp đôi. Tất nhiên, cũng phải kể đến địa hình đào kênh Phù Nam có vẻ thuận lợi hơn, và có một đoạn là sông (tỉnh Kandal).NHƯNG, con số 1,7 tỷ đô la có phải là mơ mộng? Đây tất nhiên là tính toán của các chuyên gia dự án đưa ra và được chính phủ Campuchia chấp thuận, song đã có những ý kiến lo ngại về mức đầu tư 1,7 tỷ đô. Trong một hội thảo trực tuyến tháng 6/2024 do Viện ISEAS–Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore tổ chức, ông Vannarith Chheang, chủ tịch Công viên Đổi mới Xã hội Angkor, cho biết ngân sách 1,7 tỷ đô la có thể ở mức thấp, khiến các công ty tư nhân có vẻ do dự. Ông suy đoán rằng Trung Quốc "không quan tâm đến việc đầu tư toàn bộ" vào dự án kênh đào. Do đó, ông cho rằng có thể sẽ rất khó khăn để hiện thực hóa dự án với ước tính ngân sách hiện tại.
Kênh đào Phù Nam hiện chưa được đào sau khi khởi công, không rõ lý do là gì. Trong khi các kênh đào lớn đều khá tốn kém, đến hàng chục tỷ đô la mà Phù Nam chỉ ở mức 1,7 tỷ USD quả là phi thường.