Hơn 2 thập kỷ sau khi bị Apple khai tử, đĩa mềm vẫn chưa "tuyệt chủng" như bạn tưởng

iMac chính là chiếc máy tính đại trà đầu tiên loại bỏ đĩa mềm 3.5 inch. Phần còn lại của ngành PC sau đó đã thực hiện động thái tương tự, nhưng điều đó không có nghĩa là dấu chấm hết cho chúng.
Dẫu đĩa mềm thống trị gần 40 năm, Apple đã chọn từ bỏ định dạng này vào năm 1998 khi giới thiệm iMac G3. Táo khuyết tin đĩa CD có khả năng đọc ghi tốt hơn, mạng tốc độ cao và Internet phủ sóng sẽ làm cho những chiếc đĩa trở nên lỗi thời.
Hơn 2 thập kỷ sau khi bị Apple khai tử, đĩa mềm vẫn chưa tuyệt chủng như bạn tưởng
Và điều đó đúng ở một mức độ nào đó. Đến năm 2006, đĩa mềm 3.5 inch rõ ràng đã trở nên lạc hậu. Và năm 2015, nó gần như biến mất. Dẫu thế, ngay cả khi không có thiết bị hiện đại nào cung cấp ổ đĩa mềm, chúng vẫn có một thị trường ổn định.
Trao đổi với Eye On Design, Tom Persky, chủ sở hữu của floppydisk.com, vốn là “người đàn ông cuối cùng đứng trong ngành kinh doanh đĩa mềm”, anh không có ý định trở thành pháo đài cuối cùng cho những người muốn cầm trên tay đĩa mềm trống. Điều đó sẽ chỉ xảy ra khi anh còn tồn tại và mua lại từ các đối thủ cạnh tranh.
Ban đầu, Persky bắt đầu việc kinh doanh nhân bản đĩa mềm. Việc sao chép những chiếc đĩa này vào khoảng năm 80 và 90 thịnh hành đến mức “hái ra tiền”. Tuy nhiên, khi đĩa mềm không còn được sử dụng nữa, anh đã tìm thấy một thị trường mới là bán đĩa mềm trắng (tức chưa có dữ liệu bên trong). Sau khi nhiều nhà bán lẻ lớn từ bỏ đĩa mềm, Persky nhanh chóng trở thành lựa chọn duy nhất cho người muốn duy trì.
Persky cho biết: “Tôi có một công ty nhỏ với kho đĩa mềm, và tôi thấy mình là nhà cung cấp sản phẩm này trên toàn thế giới. Công việc kinh doanh của tôi trước đây là sao chép 90% CD và DVD, giờ đây lại là 90% bán đĩa mềm trắng. Điều đó thật sốc đối với tôi.”
Hơn 2 thập kỷ sau khi bị Apple khai tử, đĩa mềm vẫn chưa tuyệt chủng như bạn tưởng
Theo các thông tin gần đây, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều đĩa mềm 3.5 inch cho hệ thống máy móc lạc hậu cảu họ. Một loạt hệ thống yêu cầu những chiếc đĩa 5.25 inch tưởng như đã “chết” từ 2015. Trong khi đó, nhiều cơ quan tại Nhật Bản cũng đang mắc két với đĩa mềm và máy fax.
Năm 2022, phần lớn khách hàng của Persky là những người có sở thích với đĩa mềm, thường muốn mua vài chục đĩa cùng một lúc. Tuy nhiên, cơ sở khách hàng lớn nhất của anh hiện là người dùng công nghiệp.
Anh giải thích: “Đây là những người hay sử dụng đĩa mềm như một cách để lấy thông tin ra vào máy. Hãy tượng tượng đó là năm 1990, bạn đang chế tạo một cỗ máy công nghiệp lớn thuộc loại này hoặc loại khác. Bạn thiết kế nó có tuổi thọ 50 năm và bạn muốn sử dụng công nghệ tốt nhất nhiện có. Vào thời điểm đó, đĩa mềm 3.5 inch là lựa chọn duy nhất phục vụ.”
Persky lưu ý các khách hàng công nghiệp thường trong ngành hàng không và ngành y tế. Song anh cũng nghi ngờ có thể ngnahf thêu mới là nhóm khách mua lớn nhất.
Anh không nghĩ rằng nhu cầu về đĩa mềm sẽ hoàn toàn cạn kiệt, nhưng cũng không dám kỳ vọng nó sẽ bùng nổ như đĩa vinyl.
Đĩa mềm sẽ giống như một cái máy đánh chữ. Chúng sẽ là một kỳ quan đáng sưu tầm trong thời đại của chúng. Hãy tưởng tượng việc chế tạo một chiếc máy đánh chữ mới ngày nay sẽ khó khăn như thế nào.”
Anh trầm ngâm: “Có một số tác giả Mỹ nói về thực tế là họ chỉ có thể viết trên máy đánh chữ. Đó là thứ rất quan trọng, gắn liền với thiên tài nghệ thuật của họ. Tôi nghĩ đĩa mềm giống như vậy phần nào. Bạn sẽ không thể thay thế chúng.”
Giá đĩa mềm hiện tại rơi vào khoảng 15 USD cho gói 10 đĩa chưa sử dụng, 50 USD cho gói 50 đĩa. Những đĩa mềm tái chế có thể có giá ít nhất là 20 USD cho 50 đĩa.

>>> Người Nhật vẫn mắc kẹt với đĩa mềm.

Nguồn: Apple Insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top