Huawei tung ra giải pháp lưu trữ có thể chống mã độc tống tiền ở Việt Nam

Thanh Phong

Editor
Thành viên BQT
Giải pháp lưu trữ của Huawei có thể phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công của mã độc tống tiền (ransomware), tăng khả năng phục hồi dữ liệu và bảo vệ trung tâm dữ liệu cho các doanh nghiệp.
1717071368541.png

Tại hội nghị an ninh mạng Việt Nam (Vietnam Security Summit 2024) vừa diễn ra ở Hà Nội ngày 30/5 đã ra mắt Huawei MRP, giải pháp bảo vệ chống ransomware đa lớp mới nhất.

Theo Huawei, đây là giải pháp chống ransomware đầu tiên trong ngành dựa trên việc kết hợp công nghệ lưu trữ mạng với kiến trúc 2 tuyến phòng thủ và 6 lớp bảo vệ.

Huawei MRP xây dựng hệ thống bảo vệ chuyên sâu cho các giai đoạn trước, trong và sau tấn công, được tuân thủ chặt chẽ theo Khung an ninh mạng nhận dạng, bảo vệ, phát hiện, phản hồi và phục hồi (IPDRR) của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST). Giải pháp đã được chứng nhận bởi tổ chức thử nghiệm quốc tế Tolly Group về khả năng phát hiện 100% mẫu ransomware thông qua công tác lưu trữ mạng trong 21 kịch bản tấn công khác nhau.

Trong kiến trúc Huawei MRP, 2 tuyến phòng thủ đề cập đến việc phòng thủ ở phía mạng kết nối và phía thiết bị lưu trữ. 6 lớp bảo vệ cũng phân chia thành 2 lớp bảo vệ ở phía mạng và 4 lớp bảo vệ ở phía thiết bị lưu trữ.

Tại Vietnam Security Summit 2024, ông Lin Guanrui, Giám đốc kỹ thuật khối Giải pháp và tiếp thị trung tâm dữ liệu của mảng doanh nghiệp Huawei khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), đã chia sẻ về 4 lớp bảo vệ ở phía thiết bị lưu trữ của khách hàng doanh nghiệp.

Đối với thiết bị lưu trữ, Huawei MRP sử dụng 4 lớp bảo vệ: Phát hiện các cuộc tấn công của ransomware; Sao lưu bất biến tạo bản sao dữ liệu, miễn nhiễm với cuộc tấn công ransomware; Phục hồi dữ liệu nhanh chóng, không gián đoạn với hiệu suất đáng tin cậy; Cô lập vật lý mạng bằng công nghệ chuyển mạch tự động mạng Air Gap.

Huawei MRP cũng đã được chứng thực về độ hiệu quả chống ransomware khi ứng dụng vào thực tế tại doanh nghiệp. Chẳng hạn như tại HongKong (Trung Quốc), hơn 40 chi nhánh của một ngân hàng đã triển khai giải pháp tuân thủ theo các yêu cầu nghiêm ngặt của ngành tài chính, giữ dữ liệu an toàn trước các cuộc tấn công tống tiền, tăng tốc độ sao lưu lên 4 lần và mở rộng dung lượng lưu trữ linh hoạt theo lượng dữ liệu tăng trưởng 30% mỗi năm.

Theo thống kê của Sophos và Veeam, ransomware đã tấn công 66% tổ chức toàn cầu và 93% nhắm vào dữ liệu trong năm 2023, gây thiệt hại 42 tỷ USD. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao khi tần suất mỗi cuộc tấn công rút ngắn chỉ còn 2 giây vào năm 2031, theo ước tính của Liên minh An ninh mạng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top