VNR Content
Pearl
Theo báo cáo mới cho biết, một người đàn ông đã bị chảy nước mũi dai dẳng từ ngay sau khi làm test COVID-19. Ban đầu, anh nghi ngờ do dị ứng. Tuy nhiên, sự thật khiến cho anh cảm thấy sợ hãi khi đó không phải nước mũi mà là dịch từ não rò rỉ xuống.
Người đàn ông này đến từ Cộng hòa Séc, anh cho biết đã làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 vào tháng 3 năm 2020 (vì trước đó anh đã từng tiếp xúc với một người bị nhiễm COVID-19). Theo báo cáo được công bố hôm thứ Năm 9 tháng 9 trên tạp chí Tai Mũi Họng – Phẫu thuật Đầu & Cổ (JAMA), cho thấy người đàn ông này hoàn toàn âm tính với COVID-19.
Tuy nhiên, anh ta bị chảy nước mũi liên tục ngay tại bên bị lấy mẫu test (mũi bên phải). Ban đầu, anh nhầm tưởng do dị ứng và đã để nó kéo dài hàng tháng trời, mãi đến tháng 12/2020, anh mới bắt đầu đến bệnh viện kiểm tra.
Ảnh chụp CT sọ não đã cho thấy người đàn ông này bị chấn thương ở mảng cribriform (một phần xương xốp ngăn cách mũi và não). Anh được các bác sĩ tại đại học Johns Hopkins chẩn đoán rằng bị rò rỉ dịch não tủy (CSF). Đây là một tình trạng hiếm gặp, nhưng nó sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống bị rò rỉ qua những khu vực/vị trí bị tổn thương ra ngoài ngoài cơ thể thông qua đường mũi. Đa phần, dịch não tủy chỉ rò rỉ từ một trong hai bên mũi.
Rò rỉ dịch não tủy rất nguy hiểm vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm màng não, gây ra tình trạng nhiễm trùng các màng bao quanh não và tủy sống. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không biết rằng mình đã bị rò rỉ dịch não tủy trong nhiều năm, chỉ đến khi có các vấn đề nghiêm trọng xảy ra họ mới nhờ đến bác sĩ can thiệp.
Thông thường, rò rỉ dịch não tủy có thể xảy ra do một số nguyên nhân chấn thương đầu hoặc phẫu thuật não, xoang. Tuy nhiên, trong trường của người đàn ông này, việc rò rỉ dịch não tủy có thể là một biến chứng cực kỳ hiếm gặp do việc làm test COVID-19 gây ra, vào tháng 3 năm 2020.
Cụ thể, người đàn ông đã được lấy mẫu test COVID-19 ở mũi họng, việc lấy mẫu từ sâu bên trong mũi, ngay vị trí khoang mũi, nơi tiếp xúc với phần trên của cổ họng có thể đã gây ra tổn thương phần xương xốp. Tuy nhiên, đây là một trong những trường hợp cực kỳ hy hữu, thông thường chúng chỉ gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, đau nhẹ… và sẽ hết ngay sau đó.
Người đàn ông đã được phẫu thuật để làm lành vết thương ở mảng cribriform và dùng thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Anh ta đã hồi phục tốt mà không có biến chứng sau cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, anh ta vẫn cần tái khám trong 1 vài tuần sắp tới.
Nguồn: Live Science.
Người đàn ông này đến từ Cộng hòa Séc, anh cho biết đã làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 vào tháng 3 năm 2020 (vì trước đó anh đã từng tiếp xúc với một người bị nhiễm COVID-19). Theo báo cáo được công bố hôm thứ Năm 9 tháng 9 trên tạp chí Tai Mũi Họng – Phẫu thuật Đầu & Cổ (JAMA), cho thấy người đàn ông này hoàn toàn âm tính với COVID-19.
Tuy nhiên, anh ta bị chảy nước mũi liên tục ngay tại bên bị lấy mẫu test (mũi bên phải). Ban đầu, anh nhầm tưởng do dị ứng và đã để nó kéo dài hàng tháng trời, mãi đến tháng 12/2020, anh mới bắt đầu đến bệnh viện kiểm tra.
Rò rỉ dịch não tủy rất nguy hiểm vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm màng não, gây ra tình trạng nhiễm trùng các màng bao quanh não và tủy sống. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không biết rằng mình đã bị rò rỉ dịch não tủy trong nhiều năm, chỉ đến khi có các vấn đề nghiêm trọng xảy ra họ mới nhờ đến bác sĩ can thiệp.
Cụ thể, người đàn ông đã được lấy mẫu test COVID-19 ở mũi họng, việc lấy mẫu từ sâu bên trong mũi, ngay vị trí khoang mũi, nơi tiếp xúc với phần trên của cổ họng có thể đã gây ra tổn thương phần xương xốp. Tuy nhiên, đây là một trong những trường hợp cực kỳ hy hữu, thông thường chúng chỉ gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, đau nhẹ… và sẽ hết ngay sau đó.
Người đàn ông đã được phẫu thuật để làm lành vết thương ở mảng cribriform và dùng thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Anh ta đã hồi phục tốt mà không có biến chứng sau cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, anh ta vẫn cần tái khám trong 1 vài tuần sắp tới.
Nguồn: Live Science.