Một nghiên cứu toàn cầu từ Viện Giá trị Kinh doanh của IBM cho thấy các nhà lãnh đạo trong ngành bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng đang ngày càng tập trung đầu tư vào AI. Theo kết quả khảo sát, chi tiêu cho AI bên ngoài các hoạt động Công nghệ thông tin (CNTT) truyền thống được dự báo sẽ tăng 52% trong năm tới, khi các doanh nghiệp áp dụng AI vào nhiều lĩnh vực đổi mới trên toàn doanh nghiệp.
Báo cáo “Kết hợp AI vào DNA của thương hiệu” tiết lộ rằng trong năm 2025, các doanh nghiệp bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng dự kiến sẽ phân bổ trung bình 3,32% doanh thu hàng năm cho AI – tương đương 33,2 triệu USD đối với công ty có doanh thu 1 tỷ USD. Khoản đầu tư này không chỉ được dùng cho các hoạt động CNTT truyền thống mà còn để mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, tuyển dụng nhân sự và đổi mới trong tiếp thị.
Số liệu từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giá trị Kinh doanh IBM
Những phát hiện chính bao gồm:
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các thương hiệu thành công đang từng bước chuyển đổi từ việc coi AI là công cụ hỗ trợ sang xác định nó như trọng tâm đổi mới. Để đạt được sự chuyển đổi này, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng chiến lược quản trị mạnh mẽ, đào tạo kỹ năng và hợp tác với các đối tác chiến lược, từ công ty khởi nghiệp đến các tập đoàn công nghệ.
Đồng thời, việc phá bỏ rào cản giữa các phòng ban tài chính, công nghệ và kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự hợp tác đa chức năng, tạo ra các bài toán kinh doanh bền vững và chứng minh rằng AI có thể mang lại lợi thế cạnh tranh dài hạn.
Báo cáo “Kết hợp AI vào DNA của thương hiệu” tiết lộ rằng trong năm 2025, các doanh nghiệp bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng dự kiến sẽ phân bổ trung bình 3,32% doanh thu hàng năm cho AI – tương đương 33,2 triệu USD đối với công ty có doanh thu 1 tỷ USD. Khoản đầu tư này không chỉ được dùng cho các hoạt động CNTT truyền thống mà còn để mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, tuyển dụng nhân sự và đổi mới trong tiếp thị.
Số liệu từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giá trị Kinh doanh IBM
Những phát hiện chính bao gồm:
- Ứng dụng nhanh chóng trên toàn doanh nghiệp: Báo cáo cho thấy 81% lãnh đạo và 96% đội ngũ nhân ứng dụng AI trong các hoạt động phức tạp hơn, như lập kế hoạch kinh doanh tích hợp, trong đó, mức độ sử dụng sẽ tăng lên 82% vào năm 2025.
- Chuyển đổi lực lượng lao động: Các nhà lãnh đạo kỳ vọng rằng 31% nhân sự cần học hỏi thêm các kỹ năng mới để làm việc với AI trong năm tiếp theo, và con số này dự kiến tăng lên 45% trong vòng ba năm tới. Theo khảo sát, việc sử dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, đặc biệt đối với các phản hồi và cập nhật mang tính cá nhân hóa, có thể tăng 236% so với năm trước trong 12 tháng tiếp theo. Đáng chú ý, dự kiến 55% các cải tiến này sẽ liên quan đến hợp tác giữa con người và AI, trong khi chỉ 30% được tự động hóa hoàn toàn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng cho nhân sự để tích hợp AI một cách liền mạch.
- Nền tảng hệ sinh thái AI: Theo khảo sát, đầu tư vào các nền tảng hệ sinh thái - công cụ cho phép trao đổi dữ liệu và mô hình AI, dự kiến sẽ tăng mạnh từ mức 52% ở thời điểm hiện tại lên 89% trong vòng ba năm tới, trong bối cảnh các công ty tìm cách tích hợp các năng lực AI với các đối tác kinh doanh và công nghệ nhằm thúc đẩy đổi mới và cải thiện hiệu quả.
- Khoảng trống trong quản trị AI: Mặc dù 87% các nhà lãnh đạo cho biết đã xây dựng khung quản trị AI, nhưng chỉ có chưa đến 25% triển khai đầy đủ và liên tục rà soát để quản lý các rủi ro như thiên vị, minh bạch và bảo mật. Điều này cho thấy một khoảng trống quan trọng trong các hoạt động giám sát và vận hành.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các thương hiệu thành công đang từng bước chuyển đổi từ việc coi AI là công cụ hỗ trợ sang xác định nó như trọng tâm đổi mới. Để đạt được sự chuyển đổi này, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng chiến lược quản trị mạnh mẽ, đào tạo kỹ năng và hợp tác với các đối tác chiến lược, từ công ty khởi nghiệp đến các tập đoàn công nghệ.
Đồng thời, việc phá bỏ rào cản giữa các phòng ban tài chính, công nghệ và kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự hợp tác đa chức năng, tạo ra các bài toán kinh doanh bền vững và chứng minh rằng AI có thể mang lại lợi thế cạnh tranh dài hạn.