iFixit vừa thay đổi điểm đánh giá khả năng sửa chữa của iPhone 14 từ 7/10 xuống còn 4/10 do yêu cầu đồng bộ linh kiện của Apple.
Ban đầu, iFixit đánh giá iPhone 14 khá dễ sửa chữa, đạt thang điểm 7/10. Nhưng sau khi tính đến các yêu cầu ghép nối (pair) các linh kiện khiến việc sửa chữa thiết bị trở nên rắc rối, họ đã hạ điểm sửa chữa của thiết bị này xuống còn 4/10 điểm.
Khi công bố điểm sửa chữa cho iPhone 14 vào năm ngoái, iFixit cho biết họ chủ yếu xem xét cách thiết kế thân thiện với việc sửa chữa của điện thoại này. Không giống như các đời iPhone trước đó, Apple đã thay đổi thiết kế tấm kính phía sau của iPhone 14 trở nên dễ mở hơn. Mặc dù sự thay đổi thiết kế này rất đáng chú ý vào thời điểm đó, nhưng iFixit thừa nhận họ đã bỏ qua những rào cản đối với khả năng sửa chữa từ yêu cầu ghép nối linh kiện bên trong iPhone.
Thay vì chỉ đổi bộ phận này lấy bộ phận khác, các cửa hàng sửa chữa và thợ sửa iPhone 14 phải “ghép nối” bộ phận đó với điện thoại thông qua công cụ Cấu hình hệ thống của Apple.
Để thực hiện việc này, người sửa phải mua linh kiện chính hãng từ Apple, nhập số sê-ri của thiết bị rồi ghép nối bộ phận linh kiện mới với điện thoại bằng cách liên hệ với Apple. Nếu bạn sử dụng linh kiện thay thế hoặc linh kiện từ iPhone khác, bạn sẽ nhận được các thông báo cảnh báo iPhone của bạn có chứa các linh kiện không chính hãng ngay cả khi nó hoạt động bình thường.
Các thông báo khi linh kiện thay thế không được "ghép nối" với iPhone
Kyle Wiens, CEO của iFixit viết trong một bài đăng trên blog: "Hầu hết các sửa chữa lớn trên iPhone hiện đại đều cần có sự chấp thuận của Apple. Bạn phải mua các linh kiện thông qua hệ thống của họ, sau đó xác nhận việc sửa chữa thông qua hệ thống chat của Apple. Nếu không, bạn sẽ gặp nhiều hạn chế hoặc không hoạt động bình thường, kèm theo những cảnh báo khó chịu.”
Quá trình ghép nối không chỉ gây khó khăn cho việc sửa chữa đối với những người tự sửa mà còn đối với các nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa bên thứ ba, những người thường sử dụng các bộ phận linh kiện lấy lại từ các iPhone hỏng. iFixit cho biết mọi thứ “trở nên tồi tệ đến mức một số những người làm dịch vụ sửa chữa chia sẻ với iFixit rằng họ sẽ rời bỏ công việc kinh doanh này vì mệt mỏi với mê cung đầy chướng ngại vật mà Apple đã dựng lên”.
Mặc dù iPhone 15 vẫn giữ nguyên mặt lưng dễ tháo như phiên bản tiền nhiệm, nhưng điện thoại này có thể vẫn sẽ yêu cầu ghép nối các bộ phận như các thiết bị khác trong dòng iPhone. Cho đến khi Apple bắt đầu cho phép người dùng trao đổi các linh kiện đã qua sử dụng mà không gặp vấn đề gì, điểm khả năng sửa chữa của iPhone có thể sẽ vẫn ở mức thấp.
>> Mổ iPhone 14 Pro/Pro Max lộ ra tin buồn: giá thay linh kiện vẫn đắt, riêng cái mặt lưng là 13 triệu đồng
>> iFixit: iPhone 14 được thiết kế lại bên trong, dễ sửa nhất từ trước đến nay
Ban đầu, iFixit đánh giá iPhone 14 khá dễ sửa chữa, đạt thang điểm 7/10. Nhưng sau khi tính đến các yêu cầu ghép nối (pair) các linh kiện khiến việc sửa chữa thiết bị trở nên rắc rối, họ đã hạ điểm sửa chữa của thiết bị này xuống còn 4/10 điểm.
Thay vì chỉ đổi bộ phận này lấy bộ phận khác, các cửa hàng sửa chữa và thợ sửa iPhone 14 phải “ghép nối” bộ phận đó với điện thoại thông qua công cụ Cấu hình hệ thống của Apple.
Để thực hiện việc này, người sửa phải mua linh kiện chính hãng từ Apple, nhập số sê-ri của thiết bị rồi ghép nối bộ phận linh kiện mới với điện thoại bằng cách liên hệ với Apple. Nếu bạn sử dụng linh kiện thay thế hoặc linh kiện từ iPhone khác, bạn sẽ nhận được các thông báo cảnh báo iPhone của bạn có chứa các linh kiện không chính hãng ngay cả khi nó hoạt động bình thường.
Kyle Wiens, CEO của iFixit viết trong một bài đăng trên blog: "Hầu hết các sửa chữa lớn trên iPhone hiện đại đều cần có sự chấp thuận của Apple. Bạn phải mua các linh kiện thông qua hệ thống của họ, sau đó xác nhận việc sửa chữa thông qua hệ thống chat của Apple. Nếu không, bạn sẽ gặp nhiều hạn chế hoặc không hoạt động bình thường, kèm theo những cảnh báo khó chịu.”
Quá trình ghép nối không chỉ gây khó khăn cho việc sửa chữa đối với những người tự sửa mà còn đối với các nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa bên thứ ba, những người thường sử dụng các bộ phận linh kiện lấy lại từ các iPhone hỏng. iFixit cho biết mọi thứ “trở nên tồi tệ đến mức một số những người làm dịch vụ sửa chữa chia sẻ với iFixit rằng họ sẽ rời bỏ công việc kinh doanh này vì mệt mỏi với mê cung đầy chướng ngại vật mà Apple đã dựng lên”.
Mặc dù iPhone 15 vẫn giữ nguyên mặt lưng dễ tháo như phiên bản tiền nhiệm, nhưng điện thoại này có thể vẫn sẽ yêu cầu ghép nối các bộ phận như các thiết bị khác trong dòng iPhone. Cho đến khi Apple bắt đầu cho phép người dùng trao đổi các linh kiện đã qua sử dụng mà không gặp vấn đề gì, điểm khả năng sửa chữa của iPhone có thể sẽ vẫn ở mức thấp.
>> Mổ iPhone 14 Pro/Pro Max lộ ra tin buồn: giá thay linh kiện vẫn đắt, riêng cái mặt lưng là 13 triệu đồng
>> iFixit: iPhone 14 được thiết kế lại bên trong, dễ sửa nhất từ trước đến nay