iPhone 13 sẽ không dùng được Face ID nếu thay thế màn hình không chính hãng

Những thay đổi của Apple đối với màn hình iPhone 13 hiện đang khiến việc thay thế màn hình của bên thứ ba trở nên khó nhằn hơn. Cụ thể, trong trường hợp màn hình bị hỏng, việc thay thế các màn hình mà không thông qua Apple sẽ khiến thiết bị mất Face ID.
iPhone 13 sẽ không dùng được Face ID nếu thay thế màn hình không chính hãng
Ảnh: iFixit
Hư hỏng màn hình là một vấn đề rất phổ biến, buộc chủ sở hữu thiết bị phải tìm cách sửa chữa thông qua trực tiếp nhà sản xuất hoặc một trung tâm sửa chữa bên thứ ba. Trong trường hợp phải thay màn hình cho iPhone 13, dường như quá trình này chỉ nên được thực hiện bởi chính Apple hoặc các đối tác sửa chữa được ủy quyền.
Theo kênh YouTube Phone Repair Guru, về mặt kỹ thuật, sẽ không có vấn đề gì nếu tráo màn hình từ một thiết bị iPhone 13 giống hệt sang. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu thực hiện điều đó, người dùng sẽ nhận được một cảnh báo rằng họ đang không sử dụng màn hình chính hãng và Face ID sẽ không thể hoạt động.
Thú vị là chỉ có việc thay màn hình mới gặp những thông báo này. Những sữa chữa khác có liên quan trên màn hình lại không gặp bất kỳ trục trặc nào, chẳng hạn như thay thế micrô, cảm biến tiệm cận hay cảm biến ánh sáng xung quanh.
Ngay cả khi sử dụng một màn hình Apple chính hãng, về cơ bản, thông báo này đồng nghĩa rằng nếu muốn mọi thứ hoạt động hoàn hảo, quá trình sửa chữa phải được Apple cho phép và chính họ hoặc các trung tâm sửa chữa được ủy quyền mới có thể thực hiện, chứ không phải là những bên thứ ba.


Đây không phải lần đầu việc sửa chữa màn hình iPhone thông qua bên thứ ba bị làm khó. Hồi năm 2018, một bản cập nhật iOS 11.3 dường như đã “giết chết” chức năng cảm ứng trên một số chiếc iPhone 8 đã thay thế màn hình. Trong một số trường hợp, người ta cũng phát hiện ra rằng tính năng tự động điều chỉnh độ sáng đã bị mất đi, và cảm biến ánh sáng xung quanh đã bị iOS vô hiệu hóa khi khởi động.
Phát hiện này xuất hiện vào thời điểm Apple bị lên án vì vi phạm “Quyền sửa chữa”. Vào tháng 9 năm đó, các cổ đông của Apple đã đệ trình một nghị quyết nhằm cố gắng thuyết phục Apple rút lại “các hoạt động ngăn cản sửa chữa” của mình.
Tại Châu Âu, Chính phủ Đức muốn Liên Minh Châu Âu buộc các nhà sản xuất phải "thả lỏng" hơn với linh kiện thay thế trong thời gian lên đến 7 năm. Trong khi đó, tại Mỹ, FTC đã cam kết thực hiện các hạn chế đối với việc sữa chữa phất hợp pháp.
Nguồn: Apple Insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top