VNR Content
Pearl
Cựu chuẩn tướng Israel Reem Aminoach, từng là cố vấn tài chính của Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), ngày 14/4 ước tính quân đội nước này có thể mất hơn 1,3 tỷ USD để đối phó với đợt tập kích bằng UAV và tên lửa của Iran.
Theo ông Aminoach, Israel đã sử dụng tổ hợp Arrow để hạ tên lửa đạn đạo Iran, hệ thống khác để đánh chặn tên lửa hành trình và chủ yếu dùng tiêm kích để bắn rơi máy bay không người lái (UAV) Iran. Mỗi tên lửa của tổ hợp Arrow có giá 3,5 triệu USD, một quả đạn đánh chặn của hệ thống David's Sling có giá một triệu USD và chi phí cho mỗi chiến đấu cơ xuất kích cũng tương đương như vậy. Tổng chi phí cho chiến dịch đối phó trận tập kích của Iran mà Israel phải chi ra là 1-1,3 tỷ USD, ông Aminoach ước tính.
Israel tốn 1,3 tỷ USD để ngăn chặn đợt tập kích của Iran
Trong khi đó, chi phí mà Iran bỏ ra cho đợt tấn công chỉ bằng 10% so với nỗ lực phòng thủ của Israel. Ông Aminoach cho rằng Israel cần chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra loạt đợt tập kích tương tự và tìm hiểu mức độ phòng thủ cần thiết.
Iran và các nhóm vũ trang do nước này hậu thuẫn đã phóng tổng cộng 170 UAV, 120 tên lửa đạn đạo và 30 tên lửa hành trình trong trận tập kích lãnh thổ Israel đêm 13/4, rạng sáng 14/4. IDF tuyên bố đã cùng các đồng minh, đối tác hạ 99% mục tiêu trong số này.
Các đồng minh của Israel như Mỹ và Anh triển khai tiêm kích, chiến hạm và tổ hợp phòng không tham gia chặn đợt tấn công của Iran. Tuy nhiên, họ chưa công bố chi phí liên quan.
Giới chuyên gia nhận định Iran dùng chiến thuật phối hợp UAV với tên lửa để tấn công Israel. Chiến thuật này buộc đối phương phóng tên lửa đắt tiền để chặn UAV giá rẻ và làm cạn kiệt năng lực phòng không của họ, tạo điều kiện cho đợt tấn công kế tiếp bằng tên lửa. Iran sử dụng một số UAV chậm và kém tinh vi hơn so với những mẫu dùng động cơ phản lực đang có, dường như họ biết chúng sẽ bị phá hủy dễ dàng. Đợt tập kích này có thể đặt ra thách thức mới cho Israel, khi để đạt tỷ lệ đánh chặn 99% cần hệ thống phòng không tốn kém hơn nhiều so với tổng giá trị các mục tiêu.
Theo ông Aminoach, Israel đã sử dụng tổ hợp Arrow để hạ tên lửa đạn đạo Iran, hệ thống khác để đánh chặn tên lửa hành trình và chủ yếu dùng tiêm kích để bắn rơi máy bay không người lái (UAV) Iran. Mỗi tên lửa của tổ hợp Arrow có giá 3,5 triệu USD, một quả đạn đánh chặn của hệ thống David's Sling có giá một triệu USD và chi phí cho mỗi chiến đấu cơ xuất kích cũng tương đương như vậy. Tổng chi phí cho chiến dịch đối phó trận tập kích của Iran mà Israel phải chi ra là 1-1,3 tỷ USD, ông Aminoach ước tính.
Trong khi đó, chi phí mà Iran bỏ ra cho đợt tấn công chỉ bằng 10% so với nỗ lực phòng thủ của Israel. Ông Aminoach cho rằng Israel cần chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra loạt đợt tập kích tương tự và tìm hiểu mức độ phòng thủ cần thiết.
Iran và các nhóm vũ trang do nước này hậu thuẫn đã phóng tổng cộng 170 UAV, 120 tên lửa đạn đạo và 30 tên lửa hành trình trong trận tập kích lãnh thổ Israel đêm 13/4, rạng sáng 14/4. IDF tuyên bố đã cùng các đồng minh, đối tác hạ 99% mục tiêu trong số này.
Các đồng minh của Israel như Mỹ và Anh triển khai tiêm kích, chiến hạm và tổ hợp phòng không tham gia chặn đợt tấn công của Iran. Tuy nhiên, họ chưa công bố chi phí liên quan.
Giới chuyên gia nhận định Iran dùng chiến thuật phối hợp UAV với tên lửa để tấn công Israel. Chiến thuật này buộc đối phương phóng tên lửa đắt tiền để chặn UAV giá rẻ và làm cạn kiệt năng lực phòng không của họ, tạo điều kiện cho đợt tấn công kế tiếp bằng tên lửa. Iran sử dụng một số UAV chậm và kém tinh vi hơn so với những mẫu dùng động cơ phản lực đang có, dường như họ biết chúng sẽ bị phá hủy dễ dàng. Đợt tập kích này có thể đặt ra thách thức mới cho Israel, khi để đạt tỷ lệ đánh chặn 99% cần hệ thống phòng không tốn kém hơn nhiều so với tổng giá trị các mục tiêu.