Ít vận động làm gia tăng cảm giác chán nản và trầm cảm

Trong thời gian vừa qua, khi tất các các biện pháp an toàn nhằm phòng chống dịch COVID-19 được áp dụng ở hầu hết các quốc gia bao gồm dãn cách xã hội, tự cách ly cũng như các yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt việc ở nhà đã làm xáo trộn chế độ sinh hoạt của nhiều người. Đa phần trong số đó đột nhiên trở nên ít vận động hơn so với trước đây.
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, việc “duy trì” chế độ ít vận động hoặc dành quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 sẽ làm chúng ta có khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn so với những người thường xuyên vận động hoặc có chế độ sinh hoạt khoa học. Để xem xét kỹ hơn, Jacob Meyer - trợ lý giáo sư tại Đại học bang Lowa cho biết họ đã tiến hành một cuộc khảo sát nhằm xem xét hoạt động thể chất và các hành vi ít vận động có liên quan như thế nào đến sức khỏe tâm thần và những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến cách suy nghĩ, cảm nhận và nhận thức của chúng ta.
Ít vận động làm gia tăng cảm giác chán nản và trầm cảm
Meyer cho biết: "COVID19 đã và đang ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta theo nhiều cách kỳ lạ và cũng thú vị không kém, đây là điều mà tôi và những nhà khoa học khác không thể đoán trước được". Để có được một cái nhìn tổng thể về những thay đổi trong suy nghĩ, cảm nhận và nhận thức của các cá nhân, Meyer và một nhóm các nhà nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 3.000 người tham gia trên 50 tiểu bang của Colombia. Những người tham gia khảo sát đã cung cấp một lượng lớn thông tin cho những nhà nghiên cứu bao gồm thời gian phân bổ cho các hoạt động hằng ngày trước và trong khi đại dịch xảy ra như: thời gian làm việc, thời gian giành cho các hoạt động giải trí như xem ti vi, tập thể dục thể thao... Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các thang điểm tiêu chuẩn để xác định những thay đổi diễn ra đối với sức khỏe tinh thần của những người tham gia (ví dụ như mức độ: trầm cảm, lo lắng, cảm thấy căng thẳng, cô đơn).
Meyer cho biết: “Thời gian dành cho các hoạt động thể chất và thời gian làm việc cũng như những thói quen hằng ngày của họ bị thay đổi sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực liên quan đến sức khỏe tâm thần của họ”. Dữ liệu khảo sát đã cho thấy những người có thói quen thực hiện các hoạt động thể chất 2,5-5 giờ mỗi tuần trước đại dịch đã giảm 32% sau khi đại dịch diễn ra. Mặt khác, những người này cho biết họ có cảm giác chán nản, lo lắng và cô đơn nhiều hơn so với trước đây. Không chỉ dừng lại ở đó, Meyer tiếp tục thực hiện một nghiên cứu tiếp theo để xem liệu các hành vi và sức khỏe tâm thần của những người tham gia có thay đổi theo thời gian hay không. Những người tham gia khảo sát trước đây tiếp tục thực hiện những câu hỏi mỗi tuần trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu.
Ít vận động làm gia tăng cảm giác chán nản và trầm cảm
Meyer cho biết: “Trong nghiên cứu thứ hai, chúng tôi phát hiện ra rằng trung bình mọi người thấy sức khỏe tinh thần của họ được cải thiện trong khoảng thời gian 8 tuần sau đó. Mọi người đã có thể thích nghi và cân bằng cuộc sống trong đại dịch. Tuy nhiên, đối với những người có nhiều thời gian rảnh rỗi và không tham gia các hoạt động thể chất, điều này đồng nghĩa với việc họ ngồi nhiều hơn, ăn hoặc ngủ nhiều hơn… những người này có xu hướng gia tăng các triệu chứng trầm, khó ngủ, ăn không ngon… bên cạnh đó, họ rất khó có thể hồi phục như ban đầu, sức khỏe tâm thần của họ bị giảm sút nhiều so với thời gian trước dãn cách”.
Meyer cho biết những người trầm cảm thường có xu hướng ít vận động hơn những người còn lại hoặc có thể do một số yếu tố khác mà các nhà nghiên cứu không xác định được. Tuy nhiên, việc bắt đầu và từ bỏ một thói quen nào đó đều rất khó ngay cả khi họ muốn thay đổi hành vi của mình. Meyer nhấn mạnh rằng việc duy trì vận động một chút mỗi ngày có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần rất nhiều, do đó, tất cả mọi người nên tìm cách xây dựng thói quen hữu ích này bắt đầu từ việc tập thể dục, đi lại xung quanh nhà…”.
Mai Trần – Theo Sciencedaily
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top