J-35 Gyrfalcon: Máy bay chiến đấu tàng hình mới của Trung Quốc có thực sự là “bản sao” của F-35?

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Tháng trước, tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc đã ra mắt mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm mới nhất của mình J-35 Gyrfalcon. Dưới bầu trời nhiều mây, chiếc máy bay màu xám thực hiện những cú nhào lộn ấn tượng, khiến không ít người nhầm tưởng đó là F-35 Lightning II của Mỹ. Sự giống nhau về hình dáng và nhiệm vụ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu J-35 có phải là bản sao từ F-35?
1745310080191.png



Câu chuyện từ F-35 đến J-35​


Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần điểm lại một chút về F-35. Đây là chương trình máy bay chiến đấu tấn công chung (JSF) của Mỹ, do Lockheed Martin phát triển từ cuối những năm 1990. Mục tiêu là tạo ra một dòng máy bay có thể thay thế nhiều loại máy bay cũ trong Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến. F-35 có ba biến thể: A (cho Không quân), B (cho Thủy quân lục chiến với khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và C (cho Hải quân, tối ưu cho tàu sân bay).
1745310106486.png


Mặc dù quá trình phát triển F-35 gặp nhiều trắc trở từ chi phí vượt ngân sách đến hàng loạt chậm trễ cuối cùng, nó vẫn trở thành máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm chủ lực của Mỹ. F-35 không chỉ là một chiếc máy bay tấn công, mà còn là một “cảm biến bay”, có khả năng thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin chiến trường với các lực lượng đồng minh.


Trong khi đó, J-35 của Trung Quốc được phát triển bởi Công ty Máy bay Thẩm Dương (SAC) từ đầu những năm 2000. Ban đầu chỉ là một mẫu thử nghiệm công nghệ, J-35 dần nhận được sự quan tâm từ quân đội Trung Quốc như một lựa chọn tàng hình nhẹ hơn và rẻ hơn so với J-20 "Mighty Dragon". Giống như Mỹ kết hợp F-22 và F-35, Trung Quốc cũng chọn phát triển cả J-20 và J-35 để bổ sung cho nhau.

Giống nhau nhưng không hẳn là sao chép​


J-35 có chiều dài khoảng 55 feet, tức nhỉnh hơn F-35 một chút. Cả hai đều là máy bay tàng hình thế hệ thứ năm, sử dụng khoang vũ khí bên trong và được thiết kế để khó bị radar phát hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt: J-35 dùng hai động cơ thay vì một như F-35, và phần thân sau buồng lái của F-35 có thiết kế cao hơn, tạo không gian cho nhiều hệ thống hơn.


Điều khiến nhiều người nghi ngờ là Trung Quốc từng bị cáo buộc tấn công mạng vào các nhà thầu quốc phòng Mỹ trong đó có chương trình F-35 để đánh cắp dữ liệu thiết kế. Mặc dù các bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra, nhưng các chuyên gia cho rằng không thể chỉ dựa vào đó để nói rằng J-35 là một bản sao.


Thực tế là, nhiều máy bay tàng hình khác trên thế giới như KF-21 của Hàn Quốc, X-2 của Nhật Bản hay Kaan của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có hình dáng tương tự F-35. Điều này một phần đến từ đặc điểm kỹ thuật: để đạt được khả năng tàng hình tối ưu, máy bay cần có hình dáng “giấu radar”, dẫn đến các thiết kế dễ bị trùng lặp.

Cuộc chơi cảm biến chứ không còn là hình dáng​


Dù có những điểm giống nhau, nhưng nếu xảy ra đối đầu thực sự giữa F-35 và J-35, cuộc chiến sẽ không phải là một trận "khẩu chiến" trên bầu trời như trong các bộ phim. Máy bay chiến đấu hiện đại hoạt động chủ yếu dựa trên cảm biến, tín hiệu radar và dữ liệu điện tử. Trận chiến giữa J-35 và F-35 nếu có sẽ diễn ra ngoài tầm nhìn, khi hai bên tìm cách phát hiện và khóa mục tiêu trước đối thủ.


Cuối cùng, có thể nói J-35 không hẳn là một “bản sao chép” đơn thuần của F-35, mà là sản phẩm pha trộn giữa cảm hứng thiết kế, công nghệ học hỏi được và năng lực kỹ thuật đang phát triển của Trung Quốc. Trong khi F-35 vẫn giữ vai trò dẫn đầu về công nghệ, J-35 đang là lời tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc muốn bước vào cuộc đua máy bay chiến đấu thế hệ mới và họ nghiêm túc với điều đó. (popularmechanics)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top