"Kẻ hủy diệt" thức giấc sau 800 năm ngủ say khiến giới khoa học chú ý

Một ngọn núi ở khu vực Sitka, Alaska, được gọi là Edgecumbe đã không hoạt động trong ít nhất 800 năm. Song, sau một loạt trận động đất xảy ra trong khu vực đầu năm nay, có những dấu hiệu cho rằng "người khổng lồ" đang "thức giấc".
Nghiên cứu do Đài quan sát núi lửa Alaska phối hợp với Cơ sở vệ tinh Alaska thực hiện, đã sử dụng mô hình toán học dựa trên hình ảnh vệ tinh để xác định gia tăng tần suất hoạt động địa chấn gần đây. Nguyên nhân do lực đẩy lên của magma di chuyển sâu dưới bề mặt trái đất.
Nhà khoa học núi lửa David Pyle nói rằng: "
Khi magma di chuyển, nó có thể di chuyển dọc theo các vết nứt, hoặc tạo thành một vũng tan chảy mở rộng ở độ sâu, và cả hai quá trình này đều có thể gây ra các trận động đất nhỏ."
VNReview.vn

Hình ảnh phun trào của một núi lửa
Máy đo địa chấn có thể phát hiện những chấn động nhỏ hơn nhiều khả năng nhận thức của con người. Nếu chúng ta có hàng loạt máy đo địa chấn được đặt xung quanh một ngọn núi lửa, có thể sử dụng các tín hiệu động đất để xác định vị trí mà trận động đất đang được kích hoạt. Ngoài ra, thiết bị radar vệ tinh cũng là 1 công cụ hữu ích trong giám sát núi lửa, có thể đo những thay đổi rất nhỏ về hình dạng bề mặt Trái đất.
Mỹ là quốc gia có nhiều núi lửa hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, hầu hết đều nằm ở Alaska. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính, có 161 núi lửa tiềm năng nhưng chỉ 42 trong số này có hoạt động trong 70 năm qua.
Ngọn núi Edgecumbe được cho là hoạt động lần cuối cách đây 800 năm. Nhưng theo các bằng chứng địa chất, vụ phun trào lớn cuối cùng đã xảy ra vào khoảng 4.500 năm trước. Do đó, nhiều người đã mô tả nó là ngọn núi "chết".

VNReview.vn

Núi lửa đã không có một vụ phun trào lớn trong suốt 4.500 năm
Dormant là từ được dùng để mô tả những ngọn núi lửa đã không phun trào trong nhiều thập kỷ hoặc nhiều thế kỷ. Nhìn bề ngoài chúng hoàn toàn yên tĩnh.
Hầu hết các núi lửa có vòng đời kéo dài hàng trăm nghìn năm. Trong thời gian này, chúng có thể phun trào khi mắc-ma trào lên từ sâu bên trong Trái đất và chạm tới bề mặt. Khả năng núi lửa có thể phun trào trở lại mới chỉ là dự đoán.
Tuy nhiên, việc phát hiện chuyển động của magma ở độ sâu thường là một lời nhắc nhở núi lửa vẫn có thể "thức tỉnh" bất cứ lúc nào.

>>>Hào quang bí ẩn và "Mặt Trời ma" trên đỉnh núi tuyết gây xôn xao Internet

Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top