VNR Content
Pearl
Khi điện thoại gặp vấn đề, chúng ta thường gửi nó tới trung tâm bảo hành mong nhận được sự hỗ trợ từ hãng, nhất là khi nó thuộc dòng flagship màn hình gập đắt tiền. Song theo Business Korea, niềm tin người dùng ở Hàn Quốc đã bị tổn hại nghiêm trọng vì bị Samsung từ chối bảo hành điện thoại gập, lấy lí do là nó đã bị rơi rớt, va đập từ trước nên dẫn tới hư hỏng.
Cụ thể, dòng điện thoại màn hình gập Galaxy Z có cơ chế bản lề để đóng mở giống như quyển sách, hộp phấn. Cơ chế này đôi khi hoạt động không như ý, thay vì mở ra 180 độ, nó lại làm hỏng màn hình chỗ nếp gập ở giữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy các vệt màu đen loang ra từ nếp gấp, 1 tín hiệu vũ trụ cho sóng gió sắp ập tới.
Màn hình Galaxy Fold 3 bị hỏng ở giữa nhưng bị từ chối bảo hành, do có dấu hiệu trầy xước ở phía bản lề
Tình trạng hỏng màn hình khi mở máy không phải mới đối với người dùng điện thoại màn hình gập
Ghi nhận trên trang diễn đàn Cộng đồng người dùng Samsung, rất nhiều người phàn nàn việc bị hỏng bản lề khi mở máy trên các đời Galaxy Fold 4, Fold 2 và Galaxy Z Flip. Điểm chung của những người này là khi mở điện thoại, cơ chế gập bị lỗi khiến nó không thể mở ra toàn bộ.
Nếu như bị hỏng và được sửa chữa miễn phí do lỗi thiết bị thì đã chẳng có gì xảy ra. Nhưng phản ánh từ Business Korea cho biết, Samsung không thông báo tới cụ thể người dùng điều kiện để được bảo hành miễn phí lỗi hỏng màn hình. Đó là điện thoại phải còn nguyên vẹn, không bị rơi rớt va đập, không có dấu hiệu tác động của ngoại lực như trầy xước, cấn móp.
Theo xác nhận từ nhân viên của trung tâm bảo hành: “Nếu như làm rơi hoặc xước thiết bị, người dùng rất khó nhận được quyền lợi sưa chữa miễn phí”.
Mang điện thoại gập bị hỏng màn hình đi bảo hành, hãy chắc chắn ngoại quan thiết bị của bạn thực sự nguyên vẹn
Chính vì thế, nhiều người đã chỉ trích Samsung đang tìm cách đùn đẩy trách nhiệm sang phía khách hàng. Họ không được nhà bán lẫn trung tâm dịch vụ cảnh báo rõ ràng về những hư hại có thể xảy ra với điện thoại màn hình gập. Chỉ đến khi bị từ chối bảo hành do ngoại quan thiết bị không đạt yêu cầu, mọi người mới vỡ lẽ.
Tại trung tâm bảo hành Samsung, có 1 biển báo nêu rằng bản lề của Galaxy Z Flip và Z Fold có thể dẫn tới những hư hại bất thường cho màn hình, nếu chúng chịu va đập từ bên ngoài. Dù thế nào, vấn đề ở đây là có không ít người đã bỏ ra khoản tiền lớn để mua fagship màn hình gập, nhưng họ lại không may gặp trục trặc và không được Samsung hỗ trợ như kì vọng. Điều này làm tổn hại đến uy tín công ty và niềm tin khách hàng.
Người dùng quốc tế Juhani Lehtimäki cũng từng chia sẻ câu chuyện bảo hành cách đây 1 năm. Anh dùng dòng Flip và cam đoan mình không làm rơi thiết bị. Song, chỉ sau khi mua về 3 tháng, máy bị hỏng màn hình và Samsung từ chối bảo hành do có nhiều vết xước. Anh tuyên bố sẽ không bao giờ mua đồ Samsung nữa vì trải nghiệm tồi tệ này.
Business Korea lấy dẫn chứng trong quá khứ, Samsung cũng từng gặp vấn đề tương tự Ví dụ vụ việc âm thầm giảm hiệu năng qua phần mềm Game Optimization Service (GOS) của Galaxy S22. Chủ yếu để tránh tình trạng quá nhiệt không tốt cho linh kiện điện tử, hãng đã tự ý can thiệp hiệu suất khi chạy 1 số phần mềm. Việc này bị khách hàng toàn cầu phản đối dữ dội.
Trước đó, Samsung từng bị cổ đông chất vấn về chênh lệch hiệu suất giữa 2 phiên bản flagship Galaxy chạy Exynos và Snapdragon. Vụ việc âm ỉ nhiều năm cho tới khi người dùng gửi kiến nghị, đánh động tới truyền thông và vượt khỏi biên giới các trang công nghệ thông thường. Cuối cùng, Samsung phải nhượng bộ và chuyển sang dùng chip Snapdragon trên toàn cầu.
>>> Samsung bị giảm lợi nhuận nặng nề nhất trong 14 năm.
Cụ thể, dòng điện thoại màn hình gập Galaxy Z có cơ chế bản lề để đóng mở giống như quyển sách, hộp phấn. Cơ chế này đôi khi hoạt động không như ý, thay vì mở ra 180 độ, nó lại làm hỏng màn hình chỗ nếp gập ở giữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy các vệt màu đen loang ra từ nếp gấp, 1 tín hiệu vũ trụ cho sóng gió sắp ập tới.
Ghi nhận trên trang diễn đàn Cộng đồng người dùng Samsung, rất nhiều người phàn nàn việc bị hỏng bản lề khi mở máy trên các đời Galaxy Fold 4, Fold 2 và Galaxy Z Flip. Điểm chung của những người này là khi mở điện thoại, cơ chế gập bị lỗi khiến nó không thể mở ra toàn bộ.
Nếu như bị hỏng và được sửa chữa miễn phí do lỗi thiết bị thì đã chẳng có gì xảy ra. Nhưng phản ánh từ Business Korea cho biết, Samsung không thông báo tới cụ thể người dùng điều kiện để được bảo hành miễn phí lỗi hỏng màn hình. Đó là điện thoại phải còn nguyên vẹn, không bị rơi rớt va đập, không có dấu hiệu tác động của ngoại lực như trầy xước, cấn móp.
Theo xác nhận từ nhân viên của trung tâm bảo hành: “Nếu như làm rơi hoặc xước thiết bị, người dùng rất khó nhận được quyền lợi sưa chữa miễn phí”.
Chính vì thế, nhiều người đã chỉ trích Samsung đang tìm cách đùn đẩy trách nhiệm sang phía khách hàng. Họ không được nhà bán lẫn trung tâm dịch vụ cảnh báo rõ ràng về những hư hại có thể xảy ra với điện thoại màn hình gập. Chỉ đến khi bị từ chối bảo hành do ngoại quan thiết bị không đạt yêu cầu, mọi người mới vỡ lẽ.
Tại trung tâm bảo hành Samsung, có 1 biển báo nêu rằng bản lề của Galaxy Z Flip và Z Fold có thể dẫn tới những hư hại bất thường cho màn hình, nếu chúng chịu va đập từ bên ngoài. Dù thế nào, vấn đề ở đây là có không ít người đã bỏ ra khoản tiền lớn để mua fagship màn hình gập, nhưng họ lại không may gặp trục trặc và không được Samsung hỗ trợ như kì vọng. Điều này làm tổn hại đến uy tín công ty và niềm tin khách hàng.
Người dùng quốc tế Juhani Lehtimäki cũng từng chia sẻ câu chuyện bảo hành cách đây 1 năm. Anh dùng dòng Flip và cam đoan mình không làm rơi thiết bị. Song, chỉ sau khi mua về 3 tháng, máy bị hỏng màn hình và Samsung từ chối bảo hành do có nhiều vết xước. Anh tuyên bố sẽ không bao giờ mua đồ Samsung nữa vì trải nghiệm tồi tệ này.
Trước đó, Samsung từng bị cổ đông chất vấn về chênh lệch hiệu suất giữa 2 phiên bản flagship Galaxy chạy Exynos và Snapdragon. Vụ việc âm ỉ nhiều năm cho tới khi người dùng gửi kiến nghị, đánh động tới truyền thông và vượt khỏi biên giới các trang công nghệ thông thường. Cuối cùng, Samsung phải nhượng bộ và chuyển sang dùng chip Snapdragon trên toàn cầu.
>>> Samsung bị giảm lợi nhuận nặng nề nhất trong 14 năm.