Khai thác bitcoin đã hoàn toàn phục hồi sau lệnh cấm của Trung Quốc

nhhgiap

Pearl
Hoạt động khai thác bitcoin đã hoàn toàn hồi phục sau cuộc đàn áp tiền điện tử quy mô lớn của Trung Quốc, khiến hơn một nửa lượng thợ đào toàn thế giới rơi vào cảnh thất nghiệp. Căn cứ vào tỷ lệ băm (hash rate), đơn vị đo lường khả năng tính toán của thiết bị đào bitcoin, các chuyên gia có thể xác định tốc độ khai thác đã được cải thiện hay chưa.
Khai thác bitcoin đã hoàn toàn phục hồi sau lệnh cấm của Trung Quốc
Từ lâu, Trung Quốc luôn là “miền đất hứa” với các thợ đào tiền mã hóa, ước tính 65% đến 75% hoạt động khai thác bitcoin trên thế giới diễn ra ở quốc gia này. Tuy nhiên, vào tháng 5, chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh trục xuất các thợ đào bitcoin, lúc này tỉ lệ băm lao dốc không phanh, giảm hơn 50% toàn cầu.
Tính đến ngày 10/12, dữ liệu từ Blockchain.com cho thấy mạng lưới này đã hoàn toàn bù đắp được những tổn thất trước đó. Tỷ lệ băm tăng khoảng 113% trong 5 tháng.
“Bitcoin đã thành công vượt qua làn sóng tẩy chay tiền mã hóa từ chính phủ Trung Quốc”, phát biểu bởi Kevin Zhang của công ty tiền tệ kỹ thuật số Foundry. Ông là người đưa hơn 400 triệu USD thiết bị khai thác vào Bắc Mỹ.
Tỷ lệ băm đi lên là dấu hiệu tích cực cho thấy sự tăng trưởng trở lại của Bitcoin, sau khi giảm 30% giá trị vào tháng trước. Theo kỹ sư khai thác bitcoin Brandon Arvanaghi, lệnh cấm của Trung Quốc đơn giản là một tín hiệu “mua”.
Khai thác bitcoin đã hoàn toàn phục hồi sau lệnh cấm của Trung Quốc
Đối với Arvanaghi, điều đó không quan trọng bằng thực tế, việc khai thác bitcoin vẫn sống sót sau khi bị từ chối ở thị trường đông dân nhất thế giới. “Mạng bitcoin đã chống lại cuộc tấn công của một siêu cường quốc, thậm chí xuất hiện mạnh mẽ hơn thời điểm 6 tháng trước. Nhưng liệu kết quả có lặp lại nếu có thêm quốc gia ban hành lệnh cấm như Trung Quốc?”, Arvanaghi thắc mắc.

Phục hồi nhanh chóng

Khi một nửa mạng bitcoin bị dừng, nhiều thợ đào bitcoin tìm đường quay lại Bắc Mỹ. Có nhiều dự đoán xung quanh mốc thời gian mạng bitcoin hoàn toàn khôi phục.
Kỹ sư và thợ đào bitcoin Texas Marshall Long tỏ ra rất bất ngờ vì tốc độ hồi phục của bitcoin:
“Tôi đã nghĩ thị trường tiền mã hóa sẽ rơi vào khủng hoảng khá lâu, ít nhất là đến cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm sau. Nhiều người thậm chí còn nghĩ nó sẽ kéo dài lâu hơn, 6 đến 12 tháng”.
Theo Zhang, lý do thực sự cho cú lội ngược dòng ngoạn mục này là vì Mỹ đã trở thành thánh địa mới cho hoạt động khai thác, nhờ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hạn chế.
Các công ty ở xứ sở cờ hoa đã âm thầm tăng cường khả năng lưu trữ trong nhiều năm. Với niềm tin rằng nếu cơ sở hạ tầng đầy đủ, điều đó sẽ thu hút nhiều thợ đào đến khai thác.

Khai thác bitcoin đã hoàn toàn phục hồi sau lệnh cấm của Trung Quốc
Khi bitcoin sụp đổ vào năm 2017, thị trường tiền mã hóa chìm vào “giấc ngủ đông” kéo dài nhiều năm, không có nhiều nhu cầu đối với các trang trại bitcoin lớn. Đó là thời điểm thích hợp cho những nhà khai thác Mỹ có tầm nhìn xa. Họ nhanh chóng chớp lấy thời cơ và phát triển hệ sinh thái khai thác ở Mỹ, khi giá cả còn rẻ.
“Các công ty khai thác có tầm cỡ dễ dàng huy động được vốn để thực hiện những thương vụ lớn”, Mike Colyer, Giám đốc điều hành của Foundry, cho biết.
Người sáng lập Core Scientific, Darin Feinstein đồng ý với quan điểm, cơ sở hạ tầng khai thác ở Mỹ đang tăng trưởng rất nhanh:
“Chúng tôi nhận thấy hoạt động khai thác đang dần chuyển về khu vực Bắc Mỹ, chủ yếu ở Mỹ”. Những công ty như Core Scientific liên tục xây dựng không gian lưu trữ trong thời kỳ thị trường tiền mã họa bị đóng băng. Họ muốn tăng khả năng cắm thiết bị mới.
Alex Brammer of Luxor Mining, một nhóm chuyên về tiền điện tử cho thợ đào chuyên nghiệp, chỉ ra rằng, với một thị trường không ngừng phát triển từng ngày, tài chính vững chắc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đó. Sở dĩ các nhà khai thác Mỹ có thể mở rộng nhanh chóng là vì họ tận dụng được dữ liệu về khả năng sinh lời trong nhiều năm, cũng như có vốn làm tài sản thế chấp.

Covid cũng là một mắt xích quan trọng

Mặc dù đại dịch đã tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế, nhưng sự thúc đẩy của chính phủ đã mang lại động lực cho công ty khai thác của Mỹ. Arvanaghi giải thích: “Việc in tiền trong thời kỳ đại dịch yêu cầu nhiều vốn hơn để triển khai. Nhà nhà người người đều tìm kiếm nơi an toàn để gửi tiền mặt. Nhu cầu đầu tư lan ra nhanh chóng và nhiều hơn từng ngày. Xu hướng này phát triển nhanh đến mức lấn áp thiệt hại từ lệnh trục xuất của Trung Quốc”.
Không ngoài dự đoán, các nhà khai thác Mỹ đã giành phần thắng trong canh bạc đầu tư. Dữ liệu từ Đại học Cambridge cho thấy, Mỹ đã vượt mặt Trung Quốc để trở thành điểm đến số một của thợ đào bitcoin khắp thế giới.
Nhưng bức tranh có lẽ không đơn giản như vẻ ngoài của nó.
Theo một nguồn tin tiết lộ, nhiều thợ mỏ không có đủ nguồn lực để di dời nên đã quyết định ở lại Trung Quốc. Họ phải chuyển mọi hoạt động xuống lòng đất. Một số người thậm chí còn câu trộm điện từ các nhà máy thủy điện lớn. Số còn lại chia nhỏ hoạt động khai thác thành nhiều trang trại nhỏ hơn, rải đều khắp nước để tránh sự dòm ngó của chính phủ.
Dù nguyên nhân đằng sau sự phục hồi thần kỳ này là gì, bài học lớn ở đây là khả năng hồi phục tuyệt vời của ngành công nghiệp khai thác bitcoin toàn cầu, thợ đào Alejandro de la Torre, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho biết.
Nguồn: CNBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top