Khi cá mập bị biến thành "công cụ" vệ sinh cơ thể cá nhỏ hơn

Các loài cá nhỏ đại dương có xu hướng đi theo từng đàn, luôn giữ khoảng cách gần với bạn bè lẫn cả kẻ thù của chúng, như những con cá mập trắng khổng lồ, chúng cũng muốn "gần gũi". Tại sao lại như vậy?
Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra, những loài cá nhỏ khác nhau sử dụng cơ thể cá mập lớn như một "dụng cụ vệ sinh" chính cơ thể. Chúng cọ xát vào phần vảy của động vật ăn thịt như một cách để loại bỏ vết bẩn, các loại ký sinh trùng và các tạp chất khác. Mặc dù hành vi nguy hiểm này này đã được các nhà khoa học quan sát thấy trước đây, nhưng vẫn chưa rõ mức độ phổ biến của nó.
"Mặc dù sự va chạm giữa cá hay các vật thể vô tri vô giác như cát hay nền đá đã được thấy nhiều, nhưng hiện tượng giống như là "đánh cá mập" này dường như là một trường hợp duy nhất trong tự nhiên khi con mồi chủ động tìm kiếm và cọ xát với kẻ săn mồi của chúng." Lacey Williams, một nghiên cứu sinh tại Đại học Miami, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Hai nhà nghiên cứu Williams và Anstett lần đầu tiên quan sát hành vi này bằng máy bay không người lái, tại khu thu thập dữ liệu về loài cá mập trắng khổng lồ ở Vịnh Plettenberg, Nam Phi. Nhưng chỉ đến khi nhìn thấy hành vi tương tự này trong một bài đăng trên mạng xã hội từ Tổ chức bảo tồn cá mập trắng Đại Tây Dương, họ mới phát hiện ra những gì mà mình nhìn thấy không phải một hiện tượng ngẫu nhiên.
Để tìm hiểu mức độ phổ biến của hành vi này, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ ảnh, video, cảnh quay bằng máy bay không người lái, cùng các bằng chứng được cung cấp khác và đã phát hiện tổng số 47 trường hợp cá nhỏ cọ xát với cá mập ở 13 địa điểm khác nhau trên thế giới. Hiện tượng này gặp ở trên 12 loài cá khác nhau và 8 loài cá mập. Cùng xem video thú vị sau đây.


Chẳng hạn như họ cá khế (Lichia amia) tự chà mình bằng cách sử dụng lớp da thô ráp của cá mập trắng khổng lồ, cá mập mắt trắng (Carcharhinus falciformis) và cá nhám voi (Rhincodon typus). Kết quả cho thấy số lượng cá tróc vảy thay đổi từ một đến hơn 100 cá thể cùng một lúc.
Vẫn không rõ tại sao loài cá nhỏ lại sử dụng cơ thể cá mập để làm chất "tẩy tế bào chết" cho chính mình, nhưng một số nhà nghiên cứu đã có những phỏng đoán ban đầu.
Tác giả Neil Hammerschlag, phó giáo sư tại Đại học Miami, cho biết "Da cá mập được bao phủ bởi lớp vảy nhỏ giống như răng gọi là lớp ngà dưới da, tạo nên bề mặt nhám cho loài cá này. Chúng tôi nghi ngờ rằng việc đánh vảy trên da cá mập có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ ký sinh trùng hoặc các chất gây kích ứng da khác để cải thiện sức khỏe và thể trạng của các loài cá nhỏ."
Hiện chúng ta vẫn chưa thấy có trường hợp tương tự nào đối với các loài trên cạn. “Chúng tôi hy vọng những phát hiện mới này sẽ khơi dậy ý tưởng cho các nghiên cứu trong tương lai, để có thể hiểu rõ hơn về hệ thống biển và nước ngọt của chúng ta."
Nguồn
Livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top