thuha19051234
Pearl
Liệu nguồn dầu cung cấp cho nhân loại có hết trong 50 hay 100 năm nữa hay không?
Dầu thô là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà loài người từng khám phá được, và thực tế nó đã chứng tỏ tầm quan trọng trong cuộc sống của con người.
Dầu thô và sản phẩm chế biến từ dầu đã làm biến đổi thế giới mạnh mẽ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng dầu không phải là nguồn cung vô hạn, phải mất hàng triệu năm để biến đổi của tự nhiên tạo ra nguồn dầu thô. Theo ước tính từ các nhà nghiên cứu, nếu mức tiêu thụ dầu tiếp tục tăng trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Nhưng liệu tuyên bố như vậy đã đúng? Chúng ta đã đạt đến mức đỉnh tiêu thụ dầu hay chưa?
Trước khi tìm hiểu kỹ về tương lai của dầu, hãy dành chút thời gian để thảo luận về bản chất của nguồn tài nguyên hữu hạn.
Khi ngày càng có nhiều sản phẩm được con người tạo ra, phải có một định mức cho nguồn cung nguyên liệu này. Có nghĩa là có thời điểm chúng sẽ hoàn toàn cạn kiệt, nhưng điều này có thực sự đúng khi mà nguồn tài nguyên trong thiên nhiên đến hiện tại vẫn vô cùng dồi dào?
Đối với những người có suy nghĩ tích cực, họ vẫn thấy vũ trụ rộng lớn có đầy đủ những nguồn nguyên liệu mà chúng ta cần. Lấy ví dụ nếu sử dụng hết lượng đồng trên Trái Đất, chúng ta với khả năng của mình vẫn có thể lấy nó từ một số hành tinh khác. Kể cả "vũ trụ không gian" này có bị giới hạn đi chăng nữa, định mức của nó vẫn được coi là khổng lồ. Điều chúng ta cần làm chỉ là vượt ra ngoài Trái Đất, tìm đến những nơi khác và lấy nó về.
Nhưng trước khi tính đến chuyện này, con người vẫn phải tính toán nên làm gì và như thế nào với những gì chúng ta đang có. Con người đủ khả năng để thực hiện mọi việc tốt hơn qua thời gian, bằng những công cụ hiệu quả được sáng tạo ra, các giải pháp mới thay thế tốt hơn, hoặc tìm cách tái chế, khôi phục nguyên liệu từ những thứ khác. Thực tế, con người đã có những cách để sử dụng các vật liệu theo nhiều cách mới sáng tạo hơn mục đích ban đầu.
Chẳng hạn với nguồn vàng tự nhiên, trước chúng chủ yếu được khai thác và tinh chế để làm trang sức hay phương tiện trao đổi vật chất. Nhưng khi lĩnh vực điện tử phát triển mạnh mẽ, nó được xem là chất dẫn điện tuyệt vời. Điều này cũng cho thấy mức tiêu thụ và sử dụng kim loại quý sẽ tăng lên tương đối, nhưng theo thời gian con người sẽ biết cách tiết kiệm cho chính mình hoặc dùng các chất khác thay thế. Bên cạnh đó, chúng ta còn nghĩ ra nhiều biện pháp để thu hồi vàng từ những đồ điện tử đã qua sử dụng, nên trên thực tế, vàng sẽ không bao giờ bị mất đi vĩnh viễn.
Có thể khẳng định, nguồn nguyên liệu tự nhiên sẽ vẫn được lưu trữ lại trong những thứ mà chúng ta tạo ra từ nó, mặc dù chúng ta không thể khôi phục lại được hoàn toàn. Điều này có thể được hiểu tương tự với cả dầu thô.
Khi chúng ta nói rằng một nguồn tài nguyên cạn kiệt, thì cũng có thể hiểu là nó trở nên đắt đỏ hơn hoặc tốn rất nhiều công sức và chi phí để loại bỏ, so với giá trị vốn có. Tuy nhiên, không vì thế mà nó sẽ biến mất và chúng ta không thể nhìn thấy nữa. Đối với dầu thô, nếu không tính đến những sản phẩm tạo ra bị đốt cháy, nó sẽ được lưu trữ trong các loại sản phẩm thông dụng như túi nhựa hay đồ dùng bằng nhựa. Và trong tương lai không xa, nếu dầu trở nên đắt đỏ hơn hay việc khai thác bị hạn chế, chúng ta có thể biến những bãi rác nhựa này trở thành nơi cung cấp hydrocacbon cho nhiên liệu?
Đó không phải là một quan niệm khoa học viễn tưởng mà thực tế, đang có một nhà nghiên cứu tìm cách biến đổi đồ nhựa trở lại thành dầu. Nếu điều này khả thi, chúng ta sẽ yên tâm khi những bãi rác với rất nhiều đồ nhựa được chôn vùi cũng là một cách "tiết kiệm" nhiên liệu tiềm năng.
Túi ni lông có thể là nguồn cung cấp nhiên liệu trong tương lai
Cách hiểu đơn giản nhất là năng lượng không tự nhiên sinh ra hay mất đi, mà chỉ được chuyển đổi từ các dạng này sang dạng khác. Con người cũng cần hiểu rằng, việc tạo ra nguồn nhiên liệu tiềm năng đòi hỏi quá nhiều thì chẳng có giá trị gì nếu thành quả đem lại không đáng kể. Trong bất cứ "phi vụ đầu tư" nào, bạn cũng phải có những khoản lợi tức nhất định.
Định mức này được áp dụng cho những khu vực có trữ lượng dầu khoảng 1,65 nghìn tỷ thùng, với mức tiêu thụ dầu được duy trì ở mức khoảng 35 tỷ rưỡi thùng/năm, hay 97 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ước tính này được xem là khá thận trọng dựa trên tình tình các nước trên thế giới vẫn đang duy trì nhu cầu lớn về nhiên liệu, nhựa và các lĩnh vực sản xuất sử dụng dầu thô.
Đối với khí đốt tự nhiên, chúng ta có khoảng 53 năm khai thác và 114 năm để lấy than đá ra khỏi lòng đất.
Các nhà sản xuất dầu lớn nhất hiện nay gồm: Venezuela chiếm khoảng 18% thị phần dầu thế giới, Ả Rập Xê-út với khoảng 16%, Canada với 10,5%, Iran và Iraq với 9,5% và 8,7% tương ứng. Có nhiều cách chúng ta sử dụng dầu sau khi chiết xuất, nhưng chúng sẽ được chưng cất trở thành các loại nhiên liệu lỏng như xăng hoặc được sử dụng để sản xuất nhựa hoặc hóa chất.
Nếu con người đẩy nhanh việc khử carbon trên toàn cầu hoặc quá trình này có những hiệu quả tốt, tổng trữ lượng dầu còn lại có thể sẽ nhiều hơn ước tính. Ngoài ra, con người đang phát hiện thêm nhiều kho dự trữ dầu mới, nên những ước tính này so với thực tế là khá "mù quáng". Những cải tiến về công nghệ và phương pháp khai thác dầu đã làm trữ lượng dầu chưa được khai thác trước đây ngày càng mở rộng hơn.
Những phương pháp sáng tạo trong việc chiết xuất dầu ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, chẳng hạn kỹ thuật khoan định hướng trước kia được cho là khó. Nhưng hiện nay, đã có thể thực hiện rộng rãi và mang đến hiệu quả kinh tế. Trong tương lai, con người chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục tìm tòi những cái mới nếu nhu cầu tiêu dùng vẫn cần đáp ứng.
Trong trữ lượng dầu đã khai thác hoặc đã chưa khai thác có những loại dầu kém chất lượng hơn (gọi là dầu chua hoặc dầu nặng) không sử dụng được, nó có thể không ở dạng lỏng hoặc chứa các lượng chất gây ô nhiễm như lưu huỳnh. Đây là một chất phức tạp để xử lý nó cần rất nhiều năng lượng, có nghĩa là tốn rất nhiều chi phí để đưa loại dầu này ra thị trường.
Một dạng dầu thô phổ biến nhất hiện nay là bitum, nó có độ nhớt dính có thể chưng cất để tạo ra dầu mỏ, hoặc ở nguyên trạng sẽ được dùng như một chất kết dính trong việc sản xuất nhựa đường, sản phẩm lợp mái, chống ẩm,., độ dính của nó được ví như một loại "mật đường lạnh".
Các công nghệ khác như fracking cũng góp phần làm tăng trữ trữ lượng dầu khai thác theo ước tính mặc dù mức tiêu thụ dầu thế giới vẫn gia tăng. Một sáng tạo khác của con người gần đây nhất là khả năng xử lý và chiết xuất dầu đá phiến - một vật liệu được gọi là kerogen hỗn hợp của các hợp chất hydrocacbon) - với độ nung nóng khoảng 500 độ C, chuyển hóa kerogen rắn thành một thứ tương tự như dầu.
Theo ước tính sơ bộ, chỉ riêng ở Mỹ đã có tới hàng nghìn tỷ thùng dầu đá phiến. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hoàn vốn khi nói đến quá trình chiết xuất và tinh chế dầu đá phiến rất kém so với mức đầu tư, nên hoạt động khai thác dầu đá phiến vẫn chưa được chú trọng nhiều. Một vấn đề khác cần được quan tâm là loại "tài nguyên có thể phục hồi về mặt kỹ thuật" (viết tắt là TRR), nó ám chỉ việc khai thác loại dầu không mang đến lợi nhuận có thể khiến các nhà sản xuất "mất trắng"
Hiện nước Mỹ có khoảng 344 tỷ thùng dầu TRR trong khu vực và "các ước tính về TRR cũng đang có những xu hướng thay đổi đáng kể thời gian bởi các yếu tố khác nhau như thông tin địa chỉ về khoan dầu được bổ sung, việc tính toán năng suất dài hạn với các giếng dầu hiện có sẽ chính xác hơn nhớ cải tiến công nghệ và thực hành quản lý tốt hơn.”
Vào năm 1990, lượng dầu TRR là khoảng 143,5 tỷ thùng nhưng hiện tại có thể gấp đôi con số này. Scott Lauermann , người phát ngôn của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ , giải thích rằng "Kiến thức về công nghệ và địa chất tăng nhanh khiến cho những con số ước tính về các nguồn tài nguyên có thể phục hồi về mặt kỹ thuật cũng tăng lên"
Điều đó cho thấy rằng chúng ta không thể khi nào những nguồn tài nguyên này có thể cạn kiệt bởi vì nó dựa vào những công nghệ hiện tại, không phải của tương lai. “Các nguồn tài nguyên chưa được khám phá là những tài nguyên được ước tính tồn tại dựa trên địa chất, địa vật lý, địa hóa...".
Các phương thức vận tải như xe điện có thể là một lựa chọn rẻ hơn so với những động cơ đốt trong (với điều kiện điện được tạo ra bằng cách sử dụng nhiên liệu không hóa thạch) khi giá xăng dầu tăng, xu hướng này càng trở nên rõ ràng hơn.
Vì thể có thể có một khẳng định chắc chắn hơn là người tiêu dùng sẽ có những lựa chọn thay thế khác khi dầu trở nên đắt đỏ, hoặc ít ra sẽ sớm xuất hiện những sáng kiến để sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiệu quả hơn. Ai biết được trong tương lai chúng ta sẽ có những chiếc ô tô chặt bằng năng lượng hạt nhân.
Dầu thô sẽ chỉ được tiếp tục được chiết xuất vì nó vẫn tạo ra lợi nhuận, chắc chắn đến một lúc nào đó, giá dầu sẽ trở nên quá đắt đối với một nhiên liệu phổ biến hoặc nguyên liệu thô, nhưng phải rất lâu trước khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt.
Nguồn Interestingengineering
Dầu thô là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà loài người từng khám phá được, và thực tế nó đã chứng tỏ tầm quan trọng trong cuộc sống của con người.
Dầu thô và sản phẩm chế biến từ dầu đã làm biến đổi thế giới mạnh mẽ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng dầu không phải là nguồn cung vô hạn, phải mất hàng triệu năm để biến đổi của tự nhiên tạo ra nguồn dầu thô. Theo ước tính từ các nhà nghiên cứu, nếu mức tiêu thụ dầu tiếp tục tăng trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Nhưng liệu tuyên bố như vậy đã đúng? Chúng ta đã đạt đến mức đỉnh tiêu thụ dầu hay chưa?
Trước khi tìm hiểu kỹ về tương lai của dầu, hãy dành chút thời gian để thảo luận về bản chất của nguồn tài nguyên hữu hạn.
Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn hay vô hạn?
Con người là động vật thông minh nhất với sự sáng tạo không ngừng, chúng ta sẽ tiếp tục điều đó khi nào chúng ta còn tồn tại. Nhưng việc tạo ra các của cải vật chất cần phải có nguyên liệu. Tùy vào thứ chúng ta sản xuất, số lượng, chất lượng ra sao, sẽ yêu cầu một nguồn tài nguyên cung cấp tương ứng.Khi ngày càng có nhiều sản phẩm được con người tạo ra, phải có một định mức cho nguồn cung nguyên liệu này. Có nghĩa là có thời điểm chúng sẽ hoàn toàn cạn kiệt, nhưng điều này có thực sự đúng khi mà nguồn tài nguyên trong thiên nhiên đến hiện tại vẫn vô cùng dồi dào?
Nhưng trước khi tính đến chuyện này, con người vẫn phải tính toán nên làm gì và như thế nào với những gì chúng ta đang có. Con người đủ khả năng để thực hiện mọi việc tốt hơn qua thời gian, bằng những công cụ hiệu quả được sáng tạo ra, các giải pháp mới thay thế tốt hơn, hoặc tìm cách tái chế, khôi phục nguyên liệu từ những thứ khác. Thực tế, con người đã có những cách để sử dụng các vật liệu theo nhiều cách mới sáng tạo hơn mục đích ban đầu.
Chẳng hạn với nguồn vàng tự nhiên, trước chúng chủ yếu được khai thác và tinh chế để làm trang sức hay phương tiện trao đổi vật chất. Nhưng khi lĩnh vực điện tử phát triển mạnh mẽ, nó được xem là chất dẫn điện tuyệt vời. Điều này cũng cho thấy mức tiêu thụ và sử dụng kim loại quý sẽ tăng lên tương đối, nhưng theo thời gian con người sẽ biết cách tiết kiệm cho chính mình hoặc dùng các chất khác thay thế. Bên cạnh đó, chúng ta còn nghĩ ra nhiều biện pháp để thu hồi vàng từ những đồ điện tử đã qua sử dụng, nên trên thực tế, vàng sẽ không bao giờ bị mất đi vĩnh viễn.
Khi chúng ta nói rằng một nguồn tài nguyên cạn kiệt, thì cũng có thể hiểu là nó trở nên đắt đỏ hơn hoặc tốn rất nhiều công sức và chi phí để loại bỏ, so với giá trị vốn có. Tuy nhiên, không vì thế mà nó sẽ biến mất và chúng ta không thể nhìn thấy nữa. Đối với dầu thô, nếu không tính đến những sản phẩm tạo ra bị đốt cháy, nó sẽ được lưu trữ trong các loại sản phẩm thông dụng như túi nhựa hay đồ dùng bằng nhựa. Và trong tương lai không xa, nếu dầu trở nên đắt đỏ hơn hay việc khai thác bị hạn chế, chúng ta có thể biến những bãi rác nhựa này trở thành nơi cung cấp hydrocacbon cho nhiên liệu?
Đó không phải là một quan niệm khoa học viễn tưởng mà thực tế, đang có một nhà nghiên cứu tìm cách biến đổi đồ nhựa trở lại thành dầu. Nếu điều này khả thi, chúng ta sẽ yên tâm khi những bãi rác với rất nhiều đồ nhựa được chôn vùi cũng là một cách "tiết kiệm" nhiên liệu tiềm năng.
Năng lượng không tự nhiên sinh ra hay mất đi
Vật chất có nguồn gốc từ Trái Đất đang dần biến mất (theo cách hiểu đơn giản), chúng vẫn có thể phục hồi nếu chúng ta thật sự quan tâm. Ví dụ với việc phóng các loại vệ tinh vào không gian, hiện chúng đang được nghiên cứu một cách nghiêm túc với mục đích giảm bớt những áp lực về việc sử dụng những nguyên liệu thô cần thiết để chế tạo tên lửa.Cách hiểu đơn giản nhất là năng lượng không tự nhiên sinh ra hay mất đi, mà chỉ được chuyển đổi từ các dạng này sang dạng khác. Con người cũng cần hiểu rằng, việc tạo ra nguồn nhiên liệu tiềm năng đòi hỏi quá nhiều thì chẳng có giá trị gì nếu thành quả đem lại không đáng kể. Trong bất cứ "phi vụ đầu tư" nào, bạn cũng phải có những khoản lợi tức nhất định.
Dầu trên thế giới còn bao nhiêu?
Đây là một câu hỏi thực sự khó vì trữ lượng này thay đổi liên tục, chúng phụ thuộc phần lớn vào việc chúng ta áp dụng công nghệ để khai thác trữ lượng dầu ngay từ ban đầu cũng như việc ước tính nhu cầu trong tương lai. Với mức tiêu thụ như hiện tại, theo ước tính sơ sơ thì chúng ta còn khoảng gần 50 năm để khai thác lượng dầu còn lại.Định mức này được áp dụng cho những khu vực có trữ lượng dầu khoảng 1,65 nghìn tỷ thùng, với mức tiêu thụ dầu được duy trì ở mức khoảng 35 tỷ rưỡi thùng/năm, hay 97 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ước tính này được xem là khá thận trọng dựa trên tình tình các nước trên thế giới vẫn đang duy trì nhu cầu lớn về nhiên liệu, nhựa và các lĩnh vực sản xuất sử dụng dầu thô.
Đối với khí đốt tự nhiên, chúng ta có khoảng 53 năm khai thác và 114 năm để lấy than đá ra khỏi lòng đất.
Nếu con người đẩy nhanh việc khử carbon trên toàn cầu hoặc quá trình này có những hiệu quả tốt, tổng trữ lượng dầu còn lại có thể sẽ nhiều hơn ước tính. Ngoài ra, con người đang phát hiện thêm nhiều kho dự trữ dầu mới, nên những ước tính này so với thực tế là khá "mù quáng". Những cải tiến về công nghệ và phương pháp khai thác dầu đã làm trữ lượng dầu chưa được khai thác trước đây ngày càng mở rộng hơn.
Những phương pháp sáng tạo trong việc chiết xuất dầu ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, chẳng hạn kỹ thuật khoan định hướng trước kia được cho là khó. Nhưng hiện nay, đã có thể thực hiện rộng rãi và mang đến hiệu quả kinh tế. Trong tương lai, con người chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục tìm tòi những cái mới nếu nhu cầu tiêu dùng vẫn cần đáp ứng.
Vậy chúng ta có hết dầu để sử dụng trong tương lai?
Trước khi đưa ra một kết luận gần cuối cùng, chúng ta cần quay lại vấn đề trữ lượng dầu, đó là trữ lượng có thể khai thác đã được chứng minh trong một khu vực nhất định trên mặt lý thuyết dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn hoặc dự định sắp có. Nó sẽ phụ thuộc vào các phương pháp và công nghệ khai thác dầu của chung ta.Trong trữ lượng dầu đã khai thác hoặc đã chưa khai thác có những loại dầu kém chất lượng hơn (gọi là dầu chua hoặc dầu nặng) không sử dụng được, nó có thể không ở dạng lỏng hoặc chứa các lượng chất gây ô nhiễm như lưu huỳnh. Đây là một chất phức tạp để xử lý nó cần rất nhiều năng lượng, có nghĩa là tốn rất nhiều chi phí để đưa loại dầu này ra thị trường.
Một dạng dầu thô phổ biến nhất hiện nay là bitum, nó có độ nhớt dính có thể chưng cất để tạo ra dầu mỏ, hoặc ở nguyên trạng sẽ được dùng như một chất kết dính trong việc sản xuất nhựa đường, sản phẩm lợp mái, chống ẩm,., độ dính của nó được ví như một loại "mật đường lạnh".
Theo ước tính sơ bộ, chỉ riêng ở Mỹ đã có tới hàng nghìn tỷ thùng dầu đá phiến. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hoàn vốn khi nói đến quá trình chiết xuất và tinh chế dầu đá phiến rất kém so với mức đầu tư, nên hoạt động khai thác dầu đá phiến vẫn chưa được chú trọng nhiều. Một vấn đề khác cần được quan tâm là loại "tài nguyên có thể phục hồi về mặt kỹ thuật" (viết tắt là TRR), nó ám chỉ việc khai thác loại dầu không mang đến lợi nhuận có thể khiến các nhà sản xuất "mất trắng"
Hiện nước Mỹ có khoảng 344 tỷ thùng dầu TRR trong khu vực và "các ước tính về TRR cũng đang có những xu hướng thay đổi đáng kể thời gian bởi các yếu tố khác nhau như thông tin địa chỉ về khoan dầu được bổ sung, việc tính toán năng suất dài hạn với các giếng dầu hiện có sẽ chính xác hơn nhớ cải tiến công nghệ và thực hành quản lý tốt hơn.”
Điều đó cho thấy rằng chúng ta không thể khi nào những nguồn tài nguyên này có thể cạn kiệt bởi vì nó dựa vào những công nghệ hiện tại, không phải của tương lai. “Các nguồn tài nguyên chưa được khám phá là những tài nguyên được ước tính tồn tại dựa trên địa chất, địa vật lý, địa hóa...".
Liệu chúng ta có sử dụng hết nguồn cung dầu của thế giới?
Câu trả lời là không, ít ra là trong tương lai gần, kể cả về mặt vật chất lẫn kinh tế, những lý do đã được giải thích khá cặn kẽ phía trên. Tuy nhiên khi dầu càng trở nên khó chiết xuất thì giá của nó chắc chắn sẽ tăng lên, và điểm giới hạn là khi các nhiên liệu thay thế trở nên đa dạng hơn.Vì thể có thể có một khẳng định chắc chắn hơn là người tiêu dùng sẽ có những lựa chọn thay thế khác khi dầu trở nên đắt đỏ, hoặc ít ra sẽ sớm xuất hiện những sáng kiến để sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiệu quả hơn. Ai biết được trong tương lai chúng ta sẽ có những chiếc ô tô chặt bằng năng lượng hạt nhân.
Dầu thô sẽ chỉ được tiếp tục được chiết xuất vì nó vẫn tạo ra lợi nhuận, chắc chắn đến một lúc nào đó, giá dầu sẽ trở nên quá đắt đối với một nhiên liệu phổ biến hoặc nguyên liệu thô, nhưng phải rất lâu trước khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt.
Nguồn Interestingengineering